Chức năng logical topology emulation (TLE)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ EPON trong mạng truy cập băng rộng (Trang 58)

Kiến trúc IEEE 802 giả sử truyền thông giữa các trạm trong một phân đoạn LAN đƣợc kết nối theo kiểu sử dụng chung môi trƣờng truyền dẫn (share medium). Trong việc chia sẻ môi trƣờng truyền này, tất cả các trạm cùng thuộc về một vùng truy cập đơn, tại đây một trạm có thể truyền tại một thời điểm đồng thời có thể nhận mọi lúc.

Nhiều vùng truy cập có thể đƣợc tạo ra bởi các cầu nối (bridge). Các bridge lựa chọn chuyển tiếp gói tin và tạo ra sự liên kết giữa nhiều vùng truy cập. Các lựa chọn chuyển tiếp gói tin cho phép ngăn chặn truyền gói không rõ địa chỉ đích các trạm vào các vùng truy cập. Việc kết nối nhiều LAN đƣợc sử dụng rộng rãi, ngoài ra nó cung cấp quá trình quản lí đơn giản cho phép cách li giữa nhiều vùng truy cập với nhau. Ngoài ra việc cách li giữa các vùng truy cập này cũng cho phép tăng số trạm hay đạt đƣợc giới hạn kết nối vật lí giữa các phân đoạn LAN đồng thời cải thiện thông lƣợng mạng.

Trong trƣờng hợp đặc biệt, một vùng truy cập đơn có thể bao gồm một trạm. Việc kết nối các vùng truy cập đơn nhƣ thế có thể coi là kiểu point to point (P2P).

Các bridge không bao giờ chuyển một khung dữ liệu trở lại chính port mà nó đã nhận dữ liệu ấy. Trong trƣờng hợp vùng truy cập có nhiều trạm, nó đƣợc giả sử tất cả các trạm kết nối vào cùng port trên bridge, việc truyền thông với các trạm khác sẽ đƣợc thực hiện thông qua bridge.

Với hệ thống PON , nhiều ngƣời dùng đƣợc kết nối tới các ONU khác nhau không thuộc cùng một mạng LAN vì thế việc truyền thông từ trạm này đến trạm khác ở lớp 2 là không thể thực hiện đƣợc. Lí do của việc này là do PON không cho phép truyền thông trực tiếp giữa các ONU, những thành phần đƣợc kết nối trực tiếp

57

tới các bộ kết hợp thụ động. Tất nhiên cùng với việc đó, OLT cũng chỉ có một port đơn để kết nối đến tất cả các ONU và bridge đƣợc đặt tại OLT cũng không bao giờ chuyển tiếp khung ngƣợc lại port mà nó nhận dữ liệu. IEEE 802.3ah cũng đặt ra một câu hỏi cho sự tƣơng thích giữa EPON và kiến trúc IEEE 802

Các ví dụ ở phần trên đã đƣa ra minh họa về sự xung đột kéo dài trong suốt quá trình phát triển của nhóm nghiên cứu chuẩn IEEE 802.3ah. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh khác, chuẩn trên là một phần của IEEE 802.3 ethernet, EPON tuân thủ tất cả những yêu cầu chuyển tiếp dữ liệu theo kiến trúc 802, đặc biệt tất cả các trạm kết nối với nhau thông qua phƣơng thức chia sẻ môi trƣờng truyền. Một khía cạnh khác trong EPON là việc phát triển mạng truy cập thuê bao theo yêu cầu một cách mạnh mẽ, nó có điểm khác so với mạng LAN cá nhân. Mạng truy cập thuê bao phục vụ sự độc lập giữa ngƣời dùng với các vấn đề liên quan đến bảo mật, các lí do cá nhân thông thƣờng và cả các lí do liên quan đến kinh tế.

Để giải quyết vấn đề này, việc tích hợp PON với mạng ethernet là việc cần làm, các thiết bị đƣợc gán tới môi trƣờng truyền dẫn trong PON đƣợc triển khai giống nhƣ việc mô phỏng chức năng topology logic (LTE) duới đây. Dựa vào các cấu hình ta có thể mô phỏng kết nối kiểu chia sẻ môi trƣờng truyền dẫn (SME) hay point to point (P2P) .

Để bảo toàn các khái niệm ethernet MAC đã tồn tại trong chuẩn IEEE 802.3. Chức năng LTE cần thuộc về lớp con MAC. Hoạt động của chức năng này đƣợc tin tƣởng dựa vào tag của khung ethernet với tag duy nhất cho mỗi ONU. Các tag này đƣợc gọi định danh liên kết logic (LLID), nó đƣợc đặt vào phần mào đầu của mỗi khung. Để bảo vệ LLID duy nhất này mỗi ONU đƣợc gán một hay nhiều tag bởi OLT trong suốt quá trình khởi tạo tìm kiếm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ EPON trong mạng truy cập băng rộng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)