Giới thiệu chung về mạng MAN-E

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 54 - 55)

Mạng MAN-E là mạng sử dụng công nghệ Ethernet, kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet.

Việc áp dụng công nghệ Ethernet vào mạng cung cấp dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng. Bản thân công nghệ Ethernet đã trở nên quen thuộc trong những mạng LAN của doanh nghiệp trong nhiều năm qua; giá thành các bộ chuyển mạch Ethernet đã trở nên rất thấp; băng thông cho phép mở rộng với những bƣớc nhảy tùy ý là những ƣu thế tuyệt đối của Ethernet so với các công nghệ khác. Với những tiêu chuẩn đã và đang đƣợc thêm vào, Ethernet sẽ mang lại một giải pháp mạng có độ tin cậy, khả năng mở rộng và hiệu quả cao về chi phí đầu tƣ.

Để có thể ứng dụng Ethernet vào hạ tầng mạng viễn thông, rất nhiều công nghệ truyền tải đã đƣợc nghiên cứu, thử nghiệm. Nhƣng nổi bật lên hiện nay là các công nghệ sau:

- MPLS - T-MPLS - PBB-TE

Công nghệ truyền tải sử dụng MPLS: Cung cấp kết nối đƣờng trục tin cậy trên cơ sở công nghệ đã chín muồi, cung cấp thành công các dịch vụ điểm – điểm, đa điểm và phân tách vùng quản trị. MPLS đã và đang đƣợc đa số các nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ.

Công nghệ truyền tải sử dụng T-MPLS (Transport – MPLS; ITU G.8110): do Alcatel – Lucent đề xƣớng và đóng vai trò phát triển chủ đạo. Lƣợc bỏ một số tính năng điều khiển của MPLS để đơn giản hóa hoạt động chuyển mạch, vẫn kế thừa những điểm mạnh của MPLS. Hiện đã đƣợc chuẩn hóa một số chuẩn cơ bản. Công nghệ này lần đầu tiên kiểm thử công khai với 5 nhà cung cấp và thiết lập thành công dịch vụ điểm – điểm.

Công nghệ PBB-TE (802.1 Provider Backbone Bridging Traffic Engineering) hay còn gọi PBB-TE do Nortel đề xuất. Sử dụng các tính năng cơ bản của Ethernet, cộng với các cải tiến về điều khiển lƣu lƣợng, quản lý. OAM, theo dõi hiệu năng để có thể sử dụng đƣợc trong môi trƣờng mạng cung cấp dịch

vụ vốn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lƣợng dịch vụ. Hiện đã đƣợc chuẩn hóa OAM và một số chuẩn truyền tải.

Mạng MAN-E đƣợc nghiên cứu triển khai với mục đích chủ yếu là cung cấp hạ tầng đảm bảo cho các dịch vụ yêu cầu băng thông lớn, tốc độ cao, mềm dẻo trong quản lý. Với khả năng băng thông có thể đƣợc cấp phát dao động từ khoảng 1Mbps đến 10Gps, Ethernet cho phép ngƣời dùng tối ƣu hóa nguồn lực trong việc phát tiển mạng của riêng mình.

Dƣới đây là liệt kê một số dịch vụ đƣợc cho là cần có tốc độ cao: - Truy nhập Internet tốc độ cao;

- Mạng lƣu trữ;

- Các mạng riêng ảo lớp 2 (L2VPN); - Các dịch vụ giá trị gia tăng;

- VoIP;

- Hạ tầng đƣờng trục mạng đô thị; - Extranet;

- LAN kết nối đến các tài nguyên mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)