Áp dụng thiết kế mạng MAN-E tại VNPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 59)

Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức và định hƣớng phát triển mạng MAN-E VNPT đƣa ra một số điểm nổi bật cần phân tích đánh giá trong quá trình triển khai:

- Sử dụng các thiết bị CES tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/ IP. Kết nối giữa các thiết bị CES dạng hình sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các loại cổng kết nối: n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps.

- Tổ chức mạng MAN-E: Mạng MAN-E đƣợc tổ chức thành 2 lớp là lớp trục và lớp truy nhập.

- Lớp trục (ring core): Bao gồm các CES cỡ lớn lắp đặt tại các trung tâm lớn nhất của tỉnh, với số lƣợng hạn chế (tối đa từ 3 đến 5 điểm), vị trí lắp đặt các CES core tại điểm thu gồm truyền dẫn và dung lƣợng trung chuyển qua đó cao.

Các thiết bị này đƣợc kết nối ring với nhau bằng một đôi sợi cáp quang trực tiếp, sử dụng giao diện kết nối Ethernet cổng 1Gbps hoặc 10Gbps.

- Để đảm bảo mạng hoạt động ổn định cao, kết nối từ mạng MAN-E tới mạng trục IP/MPLS NGN sẽ thông qua 2 thiết bị core CES của mạng MAN-E (để dự phòng và phân tải lƣu lƣợng), kết nối nhƣ sau:

+ Tại tỉnh, thành phố đó chức năng BRAS và PE tích hợp trên cùng một thiết bị thì mỗi thiết bị core CES đó sẽ kết nối tới BRAS/PE.

+ Tại tỉnh, thành phố đó chức năng BRAS/PE đƣợc tách riêng thì thiết bị core CES đó sẽ có 2 kết nối sử dụng giao diện Ethernet, trong đó 1 kết nối tới BRAS ( để cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao), 1 kết nối tới PE (để cung cấp các dịch vụ khác nhƣ: Thoại, Multimedia (VoD, IPTV, VoIP).

- Lớp truy nhập MAN-E (ACCESS): Bao gồm các CES lắp đặt tại các trạm Viễn thông, kết nối với nhau và kết nối tới ring core bằng một đôi cáp quang trực tiếp. Tùy theo điều kiện, lớp truy nhập có thể sử dụng kết nối dạng hình sao, ring (trong một ring tối đa từ 4 - 6 thiết bị CES), hoặc đấu nối tiếp nhau (tối đa đấu nối tiếp từ 4 - 6 thiết bị CES), vị trí lắp đặt các CES truy nhập thƣờng đặt tại các điểm thuận tiện cho việc thu gom truyền dẫn kết nối đến các thiết bị truy nhập (nhƣ MSAN/IP-DSLAM,…).

- Các thiết bị truy nhập (MSAN, IP DSLAM) dùng giao diện Ethernet (FE/GE) sẽ đƣợc kết nối đến các thiết bị mạng truy nhập MAN-E (CES) để chuyển tải lƣu lƣợng trong tỉnh, thành phố và chuyển lƣu lƣợng lên lớp trên.

- Thiết bị MAN-E có thể cung cấp các kết nối FE/GE trực tiếp tới khách hàng.

Sử dụng thiết bị MSAN và cáp quang nhằm rút ngắn khoảng cách cáp đồng dùng cho các khu vực có nhu cầu cung cấp dịch vụ thoại, kết hợp các dịch vụ băng rộng. Trong trƣờng hợp cung cấp dịch vụ thoại sẽ kết nối với các tổng đài (host) hiện có bằng giao diện V5.2.

- Về truyền dẫn: Thiết bị lớp trục kết nối với nhau sử dụng một đôi sợi quang trực tiếp.

- Đối với thiết bị lớp truy nhập:

+ Nếu tại đó đã đƣợc trang bị hệ thống truyền dẫn NG-SDH (Next Generetion- Synchronous Digital Hierarchy) thì các thiết bị MSAN/IP-DSLAM sẽ kết nối trực tiếp đến hệ thống NG-SDH này và sử dụng năng lực mạng truyền dẫn NG-SDH đã đƣợc trang bị để chuyển tải lƣu lƣợng giữa mạng IP/MPLS backbone với các thiết bị truy nhập MSAN/IP-DSLAM.

+ Trong trƣờng hợp dùng hết năng lực mạng truyền dẫn NG-SDH đã đƣợc trang bị hoặc tại đó chƣa trang bị hệ thống NG-SDH thì sẽ trang bị mạng truy nhập MAN-E và các thiết bị mạng MAN-E (gọi là CES) đƣợc kết nối với nhau bằng đôi sợi quang trực tiếp.

- Trong mạng MAN-E:

+ Với dung lƣợng yêu cầu từ 2 kết nối 10Gbps trở lên thì các thiết bị CES này sẽ kết nối với nhau qua thiết bị truyền dẫn DWDM (Dense Wavelength Division Multiplex) để ghép bƣớc sóng.

+ Với dung lƣợng yêu cầu từ 2 kết nối 1Gbps trở lên sẽ dùng kết nối 10Gbps giữa các thiết bị đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 59)