LSP (label switch Path)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 29)

Đƣờng chuyển mạch nhãn (LSP) là một tập hợp các LSR mà chuyển mạch một gói có nhãn qua mạng MPLS hoặc một phần của mạng MPLS. Về cơ bản, LSP là một đƣờng dẫn qua mạng MPLS hoặc một phần mạng mà gói đi qua. LSR đầu tiên của LSP là một LSR vào, ngƣợc lại LSR cuối cùng của LSP là một LSR ra. Tất cả các LSR ở giữa LSR vào và ra chính là các LSR trung gian.

Trong hình 1-9, mũi tên ở trên cùng chỉ hƣớng bởi vì đƣờng chuyển mạch nhãn là đƣờng theo một phƣơng hƣớng duy nhất. Luồng của các gói có nhãn trong một hƣớng khác – từ phải sang trái – giữa cùng các LSR biên sẽ là một LSP khác.

LSR vào của một LSP không nhất thiết phải là bộ định tuyến đầu tiên gán nhãn vào gói. Gói có thể đã đƣợc gán nhãn bởi các LSR trƣớc đó. Đây là trƣờng hợp này là một LSP xếp lồng (ghép), hay là có một LSP trong một LSP khác.

Hình 1- 9 Ví dụ về một LSP qua mạng MPLS

Trong hình 1-10, ta có thể thấy LSP mà trải rộng toàn bộ độ rộng mạng MPLS.

Một LSP khác bắt đầu tại LSR thứ ba và kết thúc ở trƣớc LSR cuối cùng.Do đó, khi một gói đi vào LSP thứ hai trên cổng LSR vào của nó (có nghĩa là LSR thứ ba), nó đã thực sự đƣợc dán nhãn. LSR vào của LSP nested (ghép) sau đó gán một nhãn thứ hai lên trên gói. Ngăn xếp nhãn của gói trên LSP thứ hai bây giờ đã có 2 nhãn. Nhãn trên cùng sẽ phụ thuộc vào LSP nested (ghép), và nhãn dƣới cùng sẽ phụ thuộc vào LSP mà trải rộng hết toàn bộ mạng MPLS. Đƣờng hầm điều khiển lƣu lƣợng dự phòng là một ví dụ cho LSP nested (ghép).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 29)