IV. KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN
f. Tiền trả lãi vay
4.6.3 Tiềm năng phát triển
Nhận định về khả năng nuôi bè trong thời gian tới, theo Phòng XD & PTNT huyện Tân Châu thì tình hình nuôi thủy sản cũng có nhiều chuyển biến khả quan hơn, khả năng tăng qui mô trong thời gian tới là rất có thể. Các yếu tố tác động bao gồm:
- Giá xuất khẩu cá tra, basa đang từng bước được ổn định thông qua việc xây dựng thương hiệu cá da trơn Việt Nam. Công tác quản lí chất lượng đối với nguyên liệu và các sản phẫm chế biến từ cá, đặc biệt là cá tra và basa đã có bước chuyển biến đáng kể, các sản phẫm chế biến ngày càng được chấp nhận và tạo được sự tin tưởng nơi người tiêu thụ.
- Nhà nước đã triển khai việc quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, dựa trên tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, phù hợp với năng lực chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Điều này giúp cho tiềm năng của vùng được khai thác tốt hơn. Khả năng mở rộng diện tích mặt nước nuôi bè cũng rất lớn (diện tích mặt nước có khả năng nuôi bè ở huyện là 153.505 m2 mà chỉ mới sử dụng 18,19%).
- Mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong huyện (kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã…) đang ngày càng được củng cố. Ủy ban huyện khuyến khích thành lập các câu lạc bộ nuôi cá bè, trang trại nuôi trồng thủy sản, các Hiệp hội nghề cá và chế biến thủy sản… đã giúp người dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất khiến người dân yên tâm hơn trong kỹ thuật nuôi.
- Bên cạnh đó, với thực trạng thiếu vốn sản xuất của người dân, một số doanh nghiệp, công ty CB và XKTS như: Agifish, ABF, Afiex… đã có chính sách hỗ trợ vốn thông qua các hợp đồng cho vay lãi suất thấp, bao tiêu sản phẫm khi thu hoạch, hoặc các nhà máy xay xát đã đầu tư cung cấp nguồn thức ăn cám, tấm… đã thực sự là nguồn động lực thúc đẩy bà con ổn định và mở rộng sản xuất.