Đánh Giá Những Thuận Lợi, Khó Khăn và Tiềm Năng Phát Triển của Nghề Nuôi Cá Bè tại Huyện Tân Châu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Tìm hiểu mô hình nuôi cá Bè tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (Trang 50)

IV. KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN

4.6Đánh Giá Những Thuận Lợi, Khó Khăn và Tiềm Năng Phát Triển của Nghề Nuôi Cá Bè tại Huyện Tân Châu

f. Tiền trả lãi vay

4.6Đánh Giá Những Thuận Lợi, Khó Khăn và Tiềm Năng Phát Triển của Nghề Nuôi Cá Bè tại Huyện Tân Châu

Nghề Nuôi Cá Bè tại Huyện Tân Châu

4.6.1 Thuận lợi

4.6.1.1 Điều kiện tự nhiên

Là một huyện đầu nguồn sông Tiền, Tân Châu có lợi thế hơn hẳn so với các vùng khác về điều kiện môi trường nước và thủy văn. Nguồn nước sông Mêkông từ

Campuchia chảy qua huyện tương đối sạch do chưa bị các bộ phận dân cư sử dụng nhiều. Lượng nước ổn định, chất lượng nước cao là một yếu tố giúp năng suất cá cao hơn các khu vực khác. Đây là một lợi thế và cũng là tiềm năng sản xuất rất lớn mà làng bè Tân Châu có được.

Bảng 4.21 Một số chỉ tiêu thủy lý hóa của môi trường nước tại khu vực huyện Tân Châu

Chỉ tiêu Đvt Giá trị Ngưỡng giới hạn*

Nhiệt độ oC 31,1 -

pH 6,8 6,0 – 9,0

DO ppm 8,4 5mg/l đến bão hòa

COD Ppm 5,3 <35

Độ mặn o/oo 0 -

(Nguồn: Nguyễn Văn Thương và ctv, 1999)

* Ghi chú: ngưỡng giới hạn theo TCVN 5942:1995

Các chỉ tiêu chất lượng nước tại huyện Tân Châu rất thích hợp cho các hoạt động nuôi thủy sản với nhiệt độ ấm áp (trung bình 31,3oC), nguồn nước không bị nhiễm mặn (cả vào mùa mưa lẫn mùa khô) và các chỉ tiêu khác đều phù hợp.

Là vùng có nhiều phụ phẩm từ chế biến lương thực, cá tạp, cua, ốc,… có thể chế biến làm thức ăn cho các loài cá nuôi bè với giá rẻ.

4.6.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội

Các dịch vụ cung cấp thức ăn, con giống trong huyện khá phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nuôi cho người dân địa phương. Ngoài ra, giao thông vận tải tại huyện (cả đường bộ lẫn đường thủy) tương đối tốt, nhất là lợi thế giao thương với tỉnh Đồng Tháp và Campuchia.

Ngư dân có truyền thống nuôi cá bè lâu đời và ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất. Nguồn nhân công lao động phục vụ cho nuôi cá bè cũng rất dồi dào.

Công tác khuyến ngư trong huyện đã và đang được quan tâm phát triển hơn nữa nhằm phổ biến rộng rãi đến người dân về kỹ thuật nuôi và nhiều thông tin cần thiết liên quan đến nghề nuôi cá.

4.6.2 Khó khăn

Người dân có thói quen sản xuất tự phát, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến chủ trương, kế hoạch của ngành nghề (đóng thêm nhiều bè mới, chuyển từ sản xuất cá basa sang cá tra vì đang có giá,…). Điều này dẫn đến giá cả không ổn định, gây thiệt hại cho ngành nghề và cho chính bản thân họ.

Thị trường xuất khẩu thủy sản chưa thật sự ổn định, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu thủy sản.

Môi trường nuôi dần dần bị ô nhiễm, rủi ro trong sản xuất ngày càng nhiều. 34,15% hộ nuôi tại khu vực điều tra cho rằng chất lượng nguồn nước đang ngày càng giảm đi do ô nhiễm, chủ yếu từ nguồn nước thải sinh hoạt của các bè khác và nước thải công nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Tìm hiểu mô hình nuôi cá Bè tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (Trang 50)