IV. KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN
4.4.1 Phòng bệnh
Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc xử lý bè cá và cá giống nuôi,… ( như đã nêu trên), việc bổ sung thêm các loại vitamin, acid amin và kháng sinh cho cá luôn được người dân quan tâm, chú trọng.
Điều tra cho thấy vitamin C được sử dụng nhiều nhất, các loại khác bao gồm: becomplex, fishmilk, super nutrifish (bổ sung acid amin); các loại kháng sinh như tetra; oxytetracycline, enrofloxacin (thường được gọi là enro), gồm các kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone và cotrim (cotrimazole) với thành phần gồm các kháng sinh sulfamethoxazole, sulfadiazin, sulfonamide và trimethoprim.
4.4.2 Trị bệnh
Phương pháp trị bệnh thường theo kinh nghiệm hoặc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua điều tra cho thấy có rất nhiều loại thuốc được người nuôi sử dụng để trị bệnh cho cá. Thông thường người nuôi sử dụng muối để tắm cho cá bệnh, bổ sung nhiều hơn các loại vitamin và kháng sinh trộn vào thức ăn (với liều lượng thường gấp đôi so với bình thường).
Các kháng sinh dùng trong trị bệnh thường bao gồm: enro, cotrim, kanamycin, uphatrimF với thành phần là kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprim, MCF 20 (thuốc kích thích tiêu hóa với thành phần là đạm thô và enzyme), virkon thường được dùng để tắm cá. Đa số các hộ nuôi trị bệnh cá liên tục từ 5 – 7 ngày, kết quả đạt được thường khả quan, hạn chế được số cá chết giúp giảm lượng cá hao hụt trong quá trình nuôi. Qua điều tra, tỉ lệ hao hụt trung bình ở các hộ nuôi là 16%, hầu hết do cá chết chứ rất ít bị thất thoát.
Như vậy, việc phòng và trị bệnh cho cá rất được nhiều người nuôi quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, các hộ nuôi chỉ chú trọng sử dụng thuốc để phòng trị bệnh cho cá chứ ít quan tâm đến chất lượng nước đang bị ô nhiễm dần.