Electro – acidification là kỹ thuật dựa vào sự sinh ra những proton được tạo ra trong sự tách ra phân tử nước tại bề mặt của membrane lưỡng cực. Những proton sẽ tiến về cathode và acid hoá các protein hòa tan. Sự acid hóa từ từ protein làm protein bị kết tủa.
Ưu điểm của phương pháp là kiểm soát được quá trình acid hóa bằng cách điều chỉnh dòng điện đầu vào, acid và base được kiểm soát, từ đó giúp giảm hàm lượng tro.
Nhược điểm của phương pháp là ứng dụng trong quy mô công nghiệp còn bị hạn chế vì khi kết tủa protein từ từ trong buồng thẩm tích điện (electrodialysis cell) sẽ làm tăng khả năng tắc nghẽn do protein kết tụ trên bề mặt membrane (khi nồng độ protein cao) gây tổn thất protein, làm tăng trở lực của buồng, từ đó làm giảm hiệu quả của quá trình.
bồn 2
Hình 2.18: Mô hình điện – acid
Thiết bị thực hiện phương pháp điện – acid có một buồng 6 ngăn được tạo bởi 3 mebrane lưỡng cực và 2 membrane cation, bên ngoài có 2 điện cực âm và dương để tạo thành điện trường. Membrane lưỡng cực có nhiệm vụ tách nước thành ion H+ và OH– dưới tác dụng của điện trường, sau đó ion H+ sẽ qua lớp trao đổi cation và đến được với dòng protein làm giảm pH của dung dịch protein làm protein kết tủa. Còn ion OH– sẽ qua lớp trao đổi anion và theo dòng base ra ngoài. Trong lúc đó, những ion mang điện dương (K+, Ca2+ ...) trong dòng protein sẽ đi về cathode từ đó làm giảm được hàm lượng tro và khoáng trong dung dịch protein lúc đầu.
Ưu điểm chính của kết hợp siêu lọc và điện acid hóa sẽ làm giảm được hàm lượng tro, khoáng mà phương pháp siêu lọc truyền thống không làm được.
BP: membrane lưỡng cực
C: lớp membrane cation (chỉ cho các cation qua membrane)
A: lớp membrane ation (chỉ cho các ation qua membrane)