Tổng kết kinh nghiệm, rút ra kế sách giữ nước

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 61)

Ngoài những võ công và chiến thắng oanh liệt giành độc lập cho đất nước, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc Đại Việt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn còn để lại cho kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những kinh nghiệm vô giá về cách dụng binh, cách thức tổ chức toàn dân đánh giặc của ông đã góp phần làm phong phú thêm những kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của dân tộc. Những kế sách đánh giặc giữ nước áp dụng trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của Trần Hưng Đạo đã kế thừa và phát triển kinh nghiệm của cha ông lên tầm cao mới. Thông qua thực tiễn chỉ đạo chuẩn bị và thực hành chiến tranh nhân dân, ông đã tổng kết và viết thành những tác phẩm quân sự nổi tiếng là

“Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư” - là sách gia truyền, để dạy các tướng

lĩnh cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời khen: đó là sách “năm hành cảm ứng với nhau, chín cung cân nhắc với nhau, cương và nhu phối hợp

với nhau, chẵn và lẻ quanh vòng với nhau, không lẫn âm với dương, thần với sát ...”.Và, trước lúc qua đời, vào năm 1300, khi vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi về kế sách giữ nước, ông đã để lại di huấn nổi tiếng cho hậu thế. Có thể nói, so với những quan điểm, tư tưởng quân sự cùng thời ở châu Á, châu Âu, đây là những quan điểm, tư tưởng tiên tiến, vượt thời đại, khẳng định đóng góp to lớn của Trần Hưng Đạo vào lịch sử quân sự nước nhà.

“Binh thư yếu lược” là một bộ sách về lý luận quân sự, gồm nhiều quyển, do Hưng

Đạo vương Trần Quốc Tuấn soạn thảo, vừa đề cập đến nhiều nội dung lý luận quân sự, vừa chú ý đến việc hướng dẫn thực hành. Nó là bộ sách quân sự đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã tổng kết được các kinh nghiệm của các nhà quân sự đời trước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh riêng của nước Đại Việt. “Binh thư yếu lược” phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt.

Nội dung của “Binh thư yếu lược” rất quan trọng. Trần Hưng Đạo đòi hỏi các tướng dưới quyền phải nghiên cứu các binh thư, binh pháp để có tri thức khoa học quân sự và hiểu phép tắc dụng binh, cách bày trận và phá trận, biết tổ chức, chỉ huy quân đội của mình chống lại kẻ thù.

“Binh thư yếu lược” là một đóng góp lớn vào kho tàng lý luận quân sự của Việt

Nam. Trần Quốc Tuấn đã chọn lọc được những tinh hoa của binh pháp Trung Hoa, kết hợp với tư tưởng truyền thống quân sự một cách sáng tạo, khái quát lại những nội dung cốt yếu nhất, dễ hiểu nhất cho tướng sĩ nhà Trần học tập rèn luyện. Giá trị của tác phẩm đã được khẳng định qua lời tựa của Trần Khánh Dư: “Phàm giỏi dùng binh thì không cần bày trận, giỏi bày trận thì không cần đánh, giỏi đánh thì không để thua, giỏi thua thì không chịu mất… Ngài Quốc công của chúng ta (tức Trần Quốc Tuấn) xem họa đồ của các nhà mà soạn thành một bộ sách, tuy chỉ chọn lấy các chỗ tinh vi nhưng sao lục đầy đủ các chỗ cốt yếu, loại bỏ các chỗ vụn vặt, rút lấy các chỗ thực dụng”.

Dẫu rằng, đến nay chúng ta chưa tìm được nguyên bản của “Binh thư yếu lược”, nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết được là “Binh thư yếu lược” chứa đựng một nội

dung rất phong phú, với những kinh nghiệm, tư tưởng - lý luận quân sự lớn và tiến bộ.

“Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn là tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên của dân tộc

ta, khẳng định một bước phát triển quan trọng trong lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cùng với “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” là tác phẩm quân sự mà Trần Quốc Tuấn đã dày công nghiên cứu, tổng kết để dạy các tướng. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê chép rằng: “Quốc Tuấn lại sưu tập binh pháp các nhà, làm thành Bát

quái cửu cung đồ, đặt tên là “Vạn kiếp tông bí truyền thư”… Rồi dùng sách này dạy bảo [con cháu] làm gia truyền, không tiết lộ ra ngoài” [4; 84- 85].

Nhưng, cũng như “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” đã bị thất truyền. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ lại được: “Người giỏi cầm quân thì không cần

bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết. Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ,

đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy. Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực. Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu

cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành)” [4; 84- 85].

Qua đây, ta có thể thấy trong “Vạn kiếp tông bí truyền thư”, Trần Quốc Tuấn đã nghiên cứu binh pháp cổ, tìm hiểu phương pháp dụng binh của các danh tướng thời xưa và trình bày một cách chi tiết về lý luận và thực tiễn các trận pháp, về phương cách bày trận và phá trận, với mục đích là để cho các tướng lĩnh của mình và con cháu đời sau hiểu biết nhiều thế trận, nắm được ý nghĩa của các trận đồ. Đây còn là cuốn sách tổng kết kinh nghiệm từ thắng lợi trong chiến tranh, song khi vận dụng kinh nghiệm đó, Trần Quốc Tuấn yêu cầu người học cần phải linh hoạt và sáng tạo: “Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai

trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ” [4; 85]. Tư tưởng đó của Trần Quốc Tuấn đã được Trần Khánh Dư nhắc

lại rằng: Tuy “Vạn kiếp bí truyền” ghi cả những điều nhỏ nhặt, cụ thể, nhưng khi học tập và vận dụng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy cái thực chất, cần thiết và phù hợp, để làm sao trăm trận trăm thắng, phía bắc có thể đánh thắng giặc Mông - Nguyên, phía nam có thể uy hiếp giặc Chiêm Thành.

Như vậy, nếu như “Binh thư yếu lược” đã chú ý nhiều đến mặt lý luận quân sự song vẫn là sơ lược thì “Vạn kiếp tông bí truyền thư” lại rất sâu rộng uyên thâm và chú ý nhiều hơn vào tổng kết thực tiễn, để khái quát những vấn đề mới về lý luận. “Vạn kiếp tông bí

truyền thư” quan tâm việc vận dụng các binh pháp, trận đồ vào thực tiễn, rèn luyện và chiến

đấu cho quân đội Đại Việt. Cuốn sách trở thành một tác phẩm binh pháp bí truyền, một thứ

“bí thuật gia truyền” và do đó “không được tiết lộ thiên cơ ra ngoài” như lời dặn của Trần

Quốc Tuấn.

“Vạn kiếp tông bí truyền thư” được nhà Trần lấy làm sách quân sự gia truyền trong

hoàng tộc và dạy bảo các đời con cháu. Sách “bí truyền” đó vừa được Trần Quốc Tuấn đích thân biên soạn và chỉ đạo huấn luyện các vương hầu quý tộc khi ông còn sống, vừa được triều đình nhà Trần đem làm tài liệu giảng dạy, truyền thụ cho các hoàng thân, quốc thích và các tướng lĩnh.

Năm 1300, Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần tới thăm và hỏi ông về kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã đúc kết kinh nghiệm trong suốt cuộc đời đánh giặc giữ nước của mình một cách súc tích: “Thuở xưa, Triệu Vũ (Đế) dựng nước (chỉ việc Triệu Đà lập ra nước Nam Việt vào năm 206 trước công nguyên), vua nhà Hán cho quân đến đánh, (để đối phó, Triệu Vũ Đế) sai dân làm kế thanh dã, sai đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu rồi

đánh vào Trường Sa và sai đoản binh đánh úp phía sau. Đó là một thời. Sau, nhà Đinh, nhà Lê đều dùng được người tài giỏi, cho nên, phương nam mới mạnh còn phương bắc thì suy yếu và mệt mỏi dần. Ta trên dưới một dạ, lòng dân chẳng chút chia lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó là một thời nữa. Vua Lý mở nền (thịnh trị), nhà Tống xâm phạm địa giới, (triều đình) dùng Lý Thường Kiệt, đem quân đánh mạnh đến các châu Khâm và Liêm rồi đánh tới cả Mai Lĩnh (các châu Khâm, Liêm và Mai Lĩnh đều thuộc Trung

Quốc), cũng là nhờ (có lòng người không chia lìa) như thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vừa rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân bao vây ta bốn mặt, nhưng vì vua tôi ta đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước cùng góp sức nên lũ giặc phải bị bắt. Đó là do trời xui

nên vậy. Đại để, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, dùng đoản binh để chế ngự trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy giặc tiến như gió và như lửa thì việc chế ngự sẽ dễ. Nhưng, nếu giặc tiến chậm như thể tằm ăn dâu, chẳng cầu sự thắng nhanh, thì phải khéo chọn tướng giỏi, xem xét thật sát sự biến thất thường mà ứng xử, tương tự như đánh cờ, tùy thời mà tạo thế, phải có được đội quân trên dưới một dạ như cha con thì mới mong thắng được.

Vả chăng, khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng sách giữ nước” [5; 9a- b].

Lời trăng trối trên được coi như một di chúc, lời căn dặn thấm thía và sâu sắc của Trần Quốc Tuấn đối với nhà vua, với triều đình nhà Trần, với nhân dân và các thế hệ sau. Cuộc đời Trần Quốc Tuấn gắn liền với sự nghiệp giữ nước của dân tộc trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên. Di chúc của ông bao hàm những nội dung tư tưởng quân sự -chính trị rất lớn và tiến bộ, đó cũng những tư tưởng quân sự - chính trị cơ bản của Trần Quốc Tuấn về những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam:

- Phải đoàn kết toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân, tổ chức cả nước đánh giặc: trước những quân thù lớn mạnh thì nhân dân làm kế “thanh dã” không hợp tác với giặc. Trên dưới một dạ, lòng dân không chia, vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức đánh giặc.

- Muốn đoàn kết toàn dân, động viên cả nước thì phải thực hiện nuôi dưỡng và khoan thư sức dân. Dân là gốc của nước, gốc có vững thì nước mới bền. Dân mà Trần Quốc Tuấn nói là những nguời lao động và bớt dùng sức dân ở đây là hạn chế sự bóc lột nhân dân của giai cấp quý tộc phong kiến, của nhà nước phong kiến. Bớt sưu cao thuế nặng, bớt phu phen tạp dịch để nhân dân được no đủ, hạnh phúc. Thực hiện “yên dân” là kế “sâu rễ bền gốc”,

là thượng sách giữ nước.

- Phải có quân đội tinh nhuệ, vững mạnh. Biết dùng người hiền lương, chọn dùng tướng giỏi và trong quân phải có sự đoàn kết một lòng như cha con thì mới thắng được giặc mạnh.

- Về cách dùng binh, về nghệ thuật quân sự, Trần Quốc Tuấn chủ trương dựa vào

“dùng đoản binh chế trường trận” là việc thông thường của một quân đội nhỏ, ít mà phải

chống lại những đội quân đông và hùng mạnh. Đó cũng là tư tưởng quân sự của một dân tộc nhỏ tiến hành chiến tranh tự vệ chính nghĩa chống lại những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Tư tưởng trên đây là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn bảo vệ Tổ quốc hàng ngàn năm của dân tộc ta, mà trực tiếp là ba lần kháng chiến chống tên đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng được coi là bài học lịch sử không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà còn để lại cho hậu thế suy ngẫm, kế thừa và phát huy lên tầm cao mới. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã phát triển thành công học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng. Đến thế kỷ XVIII, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân, trong chiến tranh giữ nước.

Nhưng điều đặc biệt là trong Di chúc của mình, Trần Quốc Tuấn đã tiên đoán đến một lối đánh khác và đây là một dự đoán thiên tài của ông mà hàng trăm năm sau mới trở thành hiện thực. Đó là lối đánh của những kẻ thù hết sức nham hiểm, một cách đánh kiểu mới mà như Trần Quốc Tuấn đã nói: “tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng

chóng”. Trước những kẻ thù như vậy, ông đã yêu cầu phải chọn dùng tướng giỏi, phải có

cách dùng quyền binh quyền biến,“tùy thời tạo thế” và rất cần phải có quân đội tinh nhuệ, một lòng như cha con thì mới giành được thắng lợi.

Di chúc của Trần Quốc Tuấn vừa là một bản tổng kết lịch sử hết sức quan trọng, vừa

là một kiệt tác lý luận quân sự nổi tiếng, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Di chúc đã thể hiện

những quan điểm tư tưởng quân sự rất lớn của Trần Quốc Tuấn về kế sách giữ nước của ông, những điều mà ông đã đúc kết, rút ra từ thực tiễn trong xây dựng lực lượng cũng như trong quá trình lãnh đạo các cuộc chiến tranh giữ nước. Những nội dung tư tưởng lớn trong

Di chúc như xây dụng khối đoàn kết giai cấp, dân tộc: “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, nước nhà góp sức”, như tư tưởng quân sự “dĩ đoản chế trường”, tư tưởng dựa vào dân “khoan thư sức dân”, tư tưởng sử dụng “người hiền lương”, “bạt dụng lương tướng” và xây đựng quân đội “một lòng như cha con”…

luôn luôn là những kế sách giữ nước hết sức quan trọng, có tác dụng, ý nghĩa lớn đối với muôn đời sau.

“Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” là những bộ binh thư quan trọng

nhận sự có mặt và hiệu quả của nó đối với lịch sử quân sự Việt Nam. Hai cuốn binh thư đó cùng với Di chúc năm Canh Tý (1300) căn dặn vua Trần Nhân Tông và các thế hệ sau về kế sách giữ nước, đã đủ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng của tư duy quân sự Trần Quốc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 61)