Củng cố niềm tin vào thắng lợi của quân dân Đại Việt

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 47)

Trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đều trực tiếp cầm quân đánh giặc. Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông không những là vị Tổng chỉ huy quân đội mà còn là thủ lĩnh tinh thần tối cao.

Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững

lòng quân, lòng dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất - còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Khi vua Trần ướm hỏi Trần Quốc Tuấn xem có nên hàng giặc không, Quốc công tiết chế đã khẳng khái nói rằng: “Bệ hạ chém

đầu thần trước rồi hãy hàng”. Câu trả lời khẳng khái đó của Trần Quốc Tuấn đã nêu một

tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí giết giặc cứu nước trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta.

Sau hai lần thất bại nặng nề ở Đại Việt, triều đình nhà Nguyên đã rút ra được bài học

“không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường” [14; 254], bởi vậy không những

chúng chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ ba rất chu đáo, cẩn thận mà việc tiến quân của Thoát Hoan cũng rất thận trọng. Đầu tháng 10 năm 1287, quân Nguyên bắt đầu xuất phát tiến về hướng biên giới Đại Việt. Đến đầu tháng 12 năm 1287, quân Thoát Hoan đến Quảng Tây, khi tiến đến Tư Minh (18- 12- 1287), Thoát Hoan cho dừng quân để bố trí lực lượng tiến công vào Đại Việt.

Một lần nữa, vận nước lại lâm nguy, và cũng một lần nữa, Trần Hưng Đạo được triều đình tin cậy trao phó trọng trách vạch kế hoạch chiến lược, đồng thời tổng chỉ huy toàn bộ lực lượng chống xâm lăng. Khi được vua Trần hỏi thăm về việc chống giữ, Trần Hưng Đạo đã trả lời một cách đầy tự tin rằng: “Nước ta thái bình đã lâu, dân không biết tới việc binh

đao, cho nên, vừa năm trước đây, khi quân Nguyên vào cướp thì có kẻ đầu hàng hoặc trốn chạy. Nhờ uy linh của tổ tông và cũng nhờ thần võ của bệ hạ, ta đã quét sạch được bụi Hồ. Nay, nếu chúng lại sang cướp nữa thì quân ta đã quen việc chiến trận mà quân giặc thì phải đi xa, đã thế lại còn nơm nớp nỗi sợ thất bại của (Lý) Hằng và (Trần) Quán, cho nên chẳng còn chí khí chiến đấu nữa. Theo như thần thì việc ta phá được chúng là điều chắc chắn” [6; 51a-b].

Trước kẻ thù là giặc Mông - Nguyên hùng mạnh, được nghe câu trả lời của Trần Quốc Tuấn: “Phá được chúng là điều chắc chắn”, “năm nay đánh giặc nhàn”, hay “Bệ hạ

chém đầu thần trước rồi hãy hàng” các vua Trần càng vững dạ yên lòng, củng cố quyết tâm

đánh giặc và thắng giặc. Những câu trả lời đó của Trần Quốc Tuấn còn có tác dụng củng cố tinh thần, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của tướng sĩ và nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w