Nắm bắt thời cơ, chọn thời điểm để đưa quân phản công, giành thắng lợi quyết định

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 49)

định

Thời gian tiến công giành thắng lợi ở cả ba cuộc kháng chiến không dài: cuộc kháng chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong hai tuần lễ (nửa cuối tháng 1 năm 1258); lần thứ hai cũng chỉ kéo dài trong năm tháng (từ 27 tháng 1 đến 24 tháng 6 năm 1285) và lần thứ ba là ba tháng rưỡi (từ tháng 12 năm 1287 đến đầu tháng 4 năm 1288). Trong thời gian đó, tuy buộc phải đánh kéo dài nhằm đánh thắng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, Bộ Chỉ huy tối cao nhà Trần đã có ý thức tạo ra thời cơ, tranh thủ thời cơ, thực hiện những bước phát triển nhảy vọt trong cuộc kháng chiến, nhất là trong giai đoạn phản công chiến lược nhằm giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

Lý luận quân sự thời Trần rất chú trọng vấn đề thời cơ. “Binh thư yếu lược” viết:

“Phàm đạo dùng binh, không gì thần bằng được cơ. Ly Chu chưa soi đuốc, Manh Bông đương ngủ say, đó là thời để dùng cơ vậy... Cơ một ngày không trở lại, một tháng không trở lại, một năm không trở lại, mười năm không trở lại, trăm năm không trở lại, thế nên người trí giả tiếc lắm”.

Có thể hiểu rằng, thời cơ là tình huống thuận lợi cho ta đánh địch. Tình huống đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Có sự phân biệt thời và cơ, thời là khoảng thời gian có tình huống thuận lợi, cơ là khoảnh khắc ngắn rất thuận lợi của thời gian đó. Thời cơ là do chuyển biến của cục diện tác chiến, của thế trận mà có.

Trong thời gian mỗi cuộc kháng chiến thời Trần, nhất là trong giai đoạn phản công, có hai thời cơ chiến lược: một là thời cơ bắt đầu phản công chiến lược, hai là thời cơ xuất hiện sau trận quyết chiến chiến lược như Đông Bộ Đầu, Thăng Long, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Những trận này gây nên rung động lớn trong hàng ngũ địch, từ Bộ Thống soái đến quân lính. Quân địch tan vỡ về tổ chức, lực lượng, sụp đổ về thế trận, tinh thần.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Hưng Đạo vương và vua Trần nhận thấy thời cơ phản công đã đến, bởi vì lúc này quân xâm lăng đã mệt mỏi sau hàng loạt thất bại của những cuộc hành quân truy lùng, bị quân và dân ta dùng chiến thuật du kích quấy rối tiêu hao, khi mà khí hậu nóng bức của mùa hè ở nước ta bắt đầu gây tác hại đối với người và ngựa phương bắc. Mùa hè giáng lên đầu chúng những tai họa mới. Quân giặc không quen thủy thổ, “gặp lúc nắng mưa, bệnh dịch hoành hành”, “nước lụt dâng to, ngập hết doanh

trại”. Mặt khác, quân Nguyên còn gặp khó khăn lớn về lương thảo vì đường tiếp tế từ

Trung Quốc sang rất xa và nhân dân Đại Việt ở khắp nơi lại luôn phản kháng, làm vườn không nhà trống hoặc chiến đấu quyết liệt không để chúng tự do cướp bóc. Trong khi đó phong trào đánh giặc của nhân dân ta lại đang nổi lên mạnh mẽ, mà tiêu biểu là thắng lợi của trận phục kích ở trại Ma Lục (Lạng Sơn) đã tạo thêm điều kiện để bộ tham mưu kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công chiến lược.

Xuất phát từ việc phân tích và nhận định tình thế của quân Nguyên vào tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1285 như vậy, nhất là từ sau chiến thắng của quân Trần ở trại Ma Lục cũng như triển vọng tất thắng không xa của cuộc kháng chiến, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã vạch ra một kế hoạch phản công đúng đắn và táo bạo cho quân ta để quét sạch quân thù ra khỏi đất nước.

Mục tiêu đầu tiên của kế hoạch phản công ra bắc của Trần Quốc Tuấn là tiến công tiêu diệt cứ điểm của quân Nguyên đóng dọc sông Hồng ở vùng Hưng Yên ngày nay nhằm chia cắt, ngăn chặn không để cho quân của Toa Đô có thể phối hợp với quân của Thoát Hoan, đẩy Thoát Hoan và quân đội của hắn vào thế bị cô lập, uy hiếp, tạo thời cơ cho quân ta tiến vào đánh chiếm kinh thành, giải phóng Thăng Long. Kế hoạch của Trần Hưng Đạo cụ thể như sau:

- Trần Hưng Đạo vừa là Tổng chỉ huy, vừa là người trực tiếp đem quân lên vùng Bắc Giang, Vạn Kiếp để bố trí việc ngăn chặn và tiêu diệt quân Nguyên trên đường tháo chạy về nước.

- Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái chỉ huy lực lượng đánh vào khu vực bến Tây Kết (tên một xã nằm cạnh bãi Thiên Mạc hay còn gọi là Mạn Trù Châu, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay).

- Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh vào Hàm Tử (tên một xã, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

- Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đánh vào Chương Dương (tên bến, cũng là tên xã, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) và Thăng Long. Nhiều đội dân binh, dưới sự chỉ huy của Trần Thông và hai anh em Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền cũng được lệnh phối hợp với Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trong trận đánh quan trọng này.

- Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần trực tiếp chỉ huy, vẫn tiếp tục đóng ở Nghệ An cũng bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công nhằm khống chế Toa Đô, không cho chúng có thể dễ dàng hội quân với Thoát Hoan ở vùng châu thổ sông Hồng.

Tại các cửa ải hiểm yếu dọc biên giới, Trần Quốc Tuấn đều cắt cử tướng sĩ mai phục sẵn sàng tiêu diệt quân giặc khi chúng chạy qua. Đạo quân do Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy còn có nhiệm vụ hợp vây với các cánh quân khác diệt giặc.

Thực hiện kế hoạch đó, trên đường tiến quân lên Vạn Kiếp, quân của Trần Hưng Đạo đánh chiếm đồn A Lỗ, cứ điểm đầu tiên của quân Nguyên trên sông Hồng, ở mạn sông Luộc (tiếp giáp sông Hồng). Đây là một cứ điểm quan trọng của quân Nguyên ở ven biển Thiên Trường do tướng Vạn Hộ Lưu Thế Anh chỉ huy, quân giặc phải tháo chạy về Thăng Long.

Cuối tháng 5 năm 1285, đạo quân của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và các tướng quân Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đánh bại quân của Toa Đô ở Tây Kết, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và các tướng khác tiến công tiêu diệt quân giặc ở cửa Hàm Tử.

Sau chiến thắng Tây Kết, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản đem quân tiến công Chương Dương với nhiệm vụ công kích mãnh liệt vào quân địch ở đó và đại bản doanh của Thoát Hoan ở Thăng Long. Theo mưu kế của Trần Quốc Tuấn, quân ta dùng một lực lượng lớn bất ngờ tập kích Chương Dương - như một trận phá hủy cửa ngõ căn cứ chủ chốt của địch. Chương Dương là một căn cứ tiền tiêu, một lá chắn bảo vệ phía nam Thăng Long, vừa là mắt xích quan trọng của tuyến phòng thủ nam sông Hồng, vừa là căn cứ đường thủy của địch. Mất Chương Dương, chiến tuyến nam sông Hồng bị phá tan, Thăng Long bị uy hiếp và cô lập, Thoát Hoan sẽ mất hy vọng hội quân với Toa Đô. Vì thế, Thoát Hoan vội vã điều tinh binh ra chiếm lại. Quân ta nhân đó dùng phục binh tiêu diệt quân cứu viện trên đoạn đường Thăng Long - Chương Dương. Đòn hiểm đó đã buộc thế trận địch tan vỡ, tinh thần binh lính địch suy sụp.

Đúng như kế hoạch tác chiến do Trần Quốc Tuấn vạch ra từ trước, sau những chiến thắng liên tiếp ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, với thế “chẻ tre”, quân ta tiến về bao vây chặt thành Thăng Long, tiến công dữ dội vào thành. Quân giặc thế cùng, Thoát Hoan và Aríc Khaya phải bỏ thành tháo chạy, vượt qua sông Hồng, đóng co cụm lại phía bắc sông. Thăng Long được giải phóng. Ngày 7 tháng 6 năm 1285, vua Trần đánh bại quân Nguyên ở Trường Yên (Ninh Bình). Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Thoát Hoan lại rút quân theo hướng

Vạn Kiếp đúng như phán đoán từ trước của Trần Quốc Tuấn. Chạy đến vùng Quế Võ (Bắc Ninh), chúng bị hơn một vạn quân của Trần Quốc Tuấn đón đánh. Một trận giao chiến đã diễn ra quyết liệt, quân tiên phong của Thoát Hoan do Vạn Hộ Lưu Thế Anh chỉ huy bị đánh tan tác, buộc cả đạo quân của Thoát Hoan phải rút chạy sang phía sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), lại đụng đầu đạo quân do Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chỉ huy đón đánh. Quân Thoát Hoan bị thất bại nặng nề, nhưng người tướng trẻ dũng mãnh Trần Quốc Toản đã hi sinh. Thế đường cùng, Thoát Hoan và đạo quân thảm bại của y tháo chạy theo hướng Vạn Kiếp, đến sông Sách (sông Thương chảy qua vùng Vạn Kiếp) lại lọt vào trận địa phục kích của Trần Quốc Tuấn đã bố trí sẵn chờ đợi chúng. Đợi lúc quân giặc đang tranh nhau qua cầu phao, quân ta ào ạt tiến công ngang sườn, bọn giặc hoảng loạn xô đẩy nhau làm cầu phao đứt, rơi xuống sông chết đuối vô số. Tàn quân giặc liều chết mở đường máu chạy về biên giới Lạng Sơn.

Chiến thắng Vạn Kiếp càng chứng tỏ tài điều binh khiển tướng của Tiết chế Trần Hưng Đạo, tính đúng đắn, sáng suốt của ông trong kế hoạch phản công ra bắc để tiêu diệt quân giặc, giải phóng đất nước. Thoát Hoan đã không ngờ rằng, tại các cửa ải vùng biên thùy, Trần Quốc Tuấn cũng đã bố trí quân mai phục sẵn. Vừa chạy đến Vĩnh Bình, chúng đã bị quân của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai của Trần Quốc Tuấn đổ ra đánh, danh tướng giặc là Lý Hằng (từng đánh bại Tể tướng Văn Thiên Trường của Nam Tống, tiêu diệt vương triều này trong chiến trận Nhai Sơn) đã bị trúng tên độc và tử thương; khi chạy đến Tư Minh (Trung Quốc), tướng Lý Quán tử trận, quân giặc phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng, vất vả lắm mới chạy thoát về Trung Quốc.

Cũng vào thời gian đó, một cánh quân Nguyên do tướng Naxirútđin cầm đầu rút chạy theo hướng biên giới phía tây bắc để về Vân Nam. Khi đặt chân đến huyện Phù Ninh (Phong Châu, Phú Thọ) cánh quân này đã bị các đội dân binh của các dân tộc thiểu số do Hà Đặc chỉ huy đổ ra đánh, quân giặc thua chạy.

Thoát Hoan bị đánh cho tơi tả nhưng Toa Đô ở Thanh Hóa vẫn không hay biết gì. Cuối tháng 6 năm 1285, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi tiến quân ra bắc. Vừa đến khu vực Khoái Châu, đạo binh này của giặc đã bị vua Trần đem quân đánh cho tan tác. Toa Đô buộc phải rút chạy về Tây Kết nhưng chưa kịp ổn định quân ngũ thì đã bị vây đánh quyết liệt. Với quân đội nhà Trần, đây là trận tấn công vào Tây Kết lần thứ hai, và trong trận Tây Kết lần thứ hai này, viên tướng khét tiếng của giặc là Toa Đô đã bị chém đầu. Ô Mã Nhi và các bộ

tướng khác của hắn may mắn thoát chết, theo đường thủy chạy ra vịnh Hạ Long rồi chạy thẳng về Trung Quốc.

Qua trận phản công lần này, càng cho ta thấy được tài năng tạo thế, nắm bắt thời cơ tiến lên phản công chiến lược của Trần Quốc Tuấn. Trong nghệ thuật tác chiến thì đánh vào đâu, vào quân địch nào, vào lúc nào là những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi. Trần Quốc Tuấn đã chọn các cụm quân Nguyên đóng dọc theo sông Hồng ở phía nam Thăng Long làm mục tiêu phản công đầu tiên. Trước hết là diệt đồn A Lỗ, rồi Tây Kết, Hàm Tử… đáng chú ý là đòn phản công ban đầu này nhằm chia cắt lực lượng địch thành hai khối quân của Thoát Hoan và Toa Đô, khiến cho chúng bị cô lập. Tình hình đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các trận phản công tiếp theo, tiến tới trận quyết chiến chiến lược giải phóng Thăng Long.

Quả vậy, sau khi đòn chia cắt được thực hiện với các các trận A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử thắng lợi, lực lượng của Thoát Hoa bị cô lập, tên chủ tướng giặc tỏ ra hết sức lúng túng, bị động chống đỡ. Sau hai tháng cầm cự, nắm đúng thời cơ Trần Quốc Tuấn cho quân phản công bằng những trận lớn dồn dập, đặc biệt là trận Chương Dương - Thăng Long, buộc địch phải tháo chạy. Trên đường rút chạy, quân địch lại lọt vào trận địa bày sẵn của quân ta. Cùng với việc truy kích lực lượng của Thoát Hoan, Trần Quốc Tuấn còn bố trí lực lượng lớn để quyết chiến với đạo quân Toa Đô ở Tây Kết.

Sau khi tiêu diệt Toa Đô ở Tây Kết, quân Trần đã đánh cho thủy quân của Ô Mã Nhi thiệt hại nặng nề, phần lớn bị tiêu diệt, còn lại phải tháo chạy khỏi Đại Việt. Thắng lợi to lớn này gắn liền với tài thao lược của các tướng lĩnh nhà Trần, nhưng vị tướng kiệt xuất nhất vẫn là Trần Hưng Đạo. Triều Trần đã tin cậy mà trao trọng trách lớn đó cho ông, và chính ông cũng đã thật sự xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao đó.

Đầu tháng 7 năm 1285, nhân dân Thăng Long hân hoan chào đón triều đình trở về, hân hoan chào đón vị Nguyên soái lỗi lạc của nước nhà: Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo.

Trước vinh quang của đất nước, niềm tự hào vô hạn của dân tộc, Thượng tướng, Thái sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đã cảm tác viết nên những vần thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đoạt sáo Chương Dương Độ Cầm hồ Hàm Tử Quan

Thái bình tu trí lực Vạn cổ cửu giang san”.

( Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu).

Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), ý định và kế hoạch phản công của Trần Hưng Đạo đã được hình thành ngay từ đầu cuộc chiến tranh. Lần này, quân Nguyên đã có kinh nghiệm chiến đấu với quân nhà Trần. Ngược lại, quân tướng nhà Trần cũng đã quen việc đánh trận và hiểu rõ địch hơn; mọi kế sách phá giặc đã được sắp đặt, mọi tình huống đã được dự liệu, có thể buộc địch phải thay đổi theo ý đồ chiến lược của ta và việc diệt giặc đã được tính toán kỹ lưỡng. Các cuộc lui quân của Trần Quốc Tuấn lần này cũng “nhàn”, quân dân ta rút chủ động, ít bị hao tổn; trái lại còn tiêu hao được địch bằng những trận đánh có ý nghĩa như: Vân Đồn - Cửa Lục, Nội Bàng, Đại Bàng, Tháp Sơn (2 - 1288)… Từ Lạng Sơn đến Vạn Kiếp, cánh quân của Thoát Hoan tiến khá nhanh. Thoát Hoan đóng quân dựa vào sông Lục Đầu và biến Vạn Kiếp thành một khu căn cứ quân sự lớn gồm cả quân bộ lẫn quân thủy. Dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Quốc Tuấn, một bộ phận quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng chờ cơ hội phản công, trong khi đó nhiều đạo quân được lệnh chỉ tạm lánh, để cho đại quân giặc đi qua, rồi trở lại hoạt động ở vùng sau lưng địch và đóng quân ở những địa bàn quan trọng chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu khi quân giặc tháo chạy. Khác với hai cuộc kháng chiến trước, lần này nhà Trần quyết tâm chặn đánh đạo thủy quân của Ô Mã Nhi và đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Nhiệm vụ này giao cho Phó tướng Trần Khánh Dư. Trần Khánh Dư giao chiến với với Ô Mã Nhi ở Vân Đồn, nhưng đã bị Ô Mã Nhi đánh bại. Ô Mã Nhi được đà tiến nhanh qua vịnh Bắc Bộ để tiến vào Bạch Đằng và bỏ đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ nặng nề theo sau.

Ngày 6 tháng 2 năm 1288, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

Ô Mã Nhi không hiểu được rằng, khi đoàn chiến thuyền của y vội vàng tiến vào cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái) ngày 17 tháng 12 năm 1287, rồi vào cửa An Bang, theo sông

Bạch Đằng về Vạn Kiếp để đuổi bắt vua và triều đình nhà Trần, thì y đã bỏ lại phía sau đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ. Nắm lấy thời cơ, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư tổ chức lực lượng phục kích, chờ khi đoàn thuyền lương lọt vào trận địa bày sẵn ở Vân Đồn, quân Trần từ nhiều phía đổ ra đánh. Bị bất ngờ, Trương Văn Hổ hoảng sợ, đổ cả thóc xuống biển tháo chạy, quân ta bắt được nhiều quân lương, khí giới. “Cái dạ dày” của đội quân xâm lược đông đảo bị chọc thủng. Chiến thắng Vân Đồn đã cắt đứt nguồn lương thảo

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 49)