II. 3 Những câu hỏi về mối quan hệ của địa hình Việt Nam (đặc điểm và sự phân hóa đa dạng) với các thành phần tự nhiên khác
1. Chứng minh rằng một trong những nguyên nhân gây mưa chủ yếu ở nước ta là do địa hình.
ta là do địa hình.
HƯỚNG DẪN1. Chứng minh 1. Chứng minh
- Ảnh hưởng độ cao địa hình đến lượng mưa và sự phân bố lượng mưa :
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng. Tới một độ cao nào đó độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa (điều này xảy ra ở các vùng núi cao nước ta như Sa Pa).
+ Địa hình núi cao – đón gió thì mưa nhiều (Việt Bắc, Kon Tum) ; còn địa hình thấp – khuất gió lại mưa ít (lòng máng Cao Lạng).
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Chứng minh : Các tâm mưa ở nước ta thường nằm ở vị trí đón gió từ biển thổi vào : Móng Cái, Huế...Ngược lại, ở những khu vực khuất gió như thung lũng sông Đà, thung lũng sông Ba, Mường Xén...mưa rất ít.
+ Hướng địa hình song song với hướng gió, lượng mưa cũng rất thấp : Ninh Thuận, Bình Thuận.
Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích vai trò của địa hình với sự phân hóa sông ngòi của nước ta?
HƯỚNG DẪN
Sự phân hóa sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: cấu trúc địa chất – địa hình, khí hậu, thực vật, hồ, đầm. Địa hình đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, hướng chảy, đặc điểm hình thái của sông ngòi.
Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái.
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta phần lớn chảy qua địa hình đồi núi.
+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Địa hình nước ta là địa hình già trẻ lại nên trên cùng một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, đào lòng dữ dội. Trong vùng núi có các sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lung hẹp đồng thời có cả các thung lũng già có bãi bồi, thềm đất.
+ Địa hình có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng nên dòng chảy sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu đến hạ lưu.
Câu 6: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của độ cao địa hình nước ta đến sự phân hóa đất ?
HƯỚNG DẪN Ảnh hưởng của độ cao đồi núi đến sự phân hóa đất Ảnh hưởng của độ cao đồi núi đến sự phân hóa đất
Ảnh hưởng của địa hình đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động phân phối lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện nhiệt ẩm theo các yếu tố địa hình (đỉnh, sườn, chân) và nhất là độ cao địa hình.
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm khoảng 70%, từ trên 500- 1000m chiếm khoảng 15%, trên 2000m chiếm 1%. Do vậy sự phân hóa đất theo độ cao có sự khác nhau.
- Ở các vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (khoảng 65% diện tích đất tự nhiên)
- Từ độ cao 500- 600m đến 1600 – 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (còn gọi là đất mùn feralit)
- Trân 1600- 1700m, quanh năm thường mây mù lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit núi cao)
Câu 7: Tại sao nói địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng quan trọng đến tính đa dạng của sinh vật?
HƯỚNG DẪN
Phân tích ảnh hưởng của địa hình đồi núi nước ta đến sự đa dạng của sinh vật (đa dạng về loài, về hệ sinh thái) theo các khía cạnh: độ cao, hướng, kiểu địa hình và phân hóa lãnh thổ,…
Cụ thể:
- Ảnh hưởng của độ cao và hướng địa hình: tạo ra sự đa dạng của sinh vật theo độ cao. Căn cứ vào độ cao địa hình, sinh vật nước ta được chia làm ba đai:
+ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng có cấu trúc nhiều tầng, động vật đa dạng, phong phú hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.Bên cạnh đó, có sự biến dạng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô và các hệ sinh thái trên các thổ nhưỡng đặc biệt
+ Đai cận nhiệt gió mùa trên núi:
Từ 600 -700m đến 1600-1700m các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển. Trong rừng xuất hiện nhiều chim thú quí cận nhiệt đới phương bắc.
Trên 1600-1700m, rừng sinh trưởng kém, đơn giản về thành phần loài. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: Hệ sinh thái chính: thực vật ôn đới ( đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...)
Do ảnh hưởng của hướng sườn mà có sự khác nhau của các yếu tố nhiệt, ẩm, ánh sáng giữa sườn đón và sườn khuất dẫn đến sự khác nhau về phạm vi của các đai sinh vật và sự đa dạng của thành phần loài sinh vật trong từng đai nhưng nó không ảnh hưởng đến nguồn gốc của các loài sinh vật.
- Ảnh hưởng của sự phân hóa lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa đa dạng của sinh vật ở đai nhiệt đới gió mùa chân núi theo lãnh thổ do sự thay đổi của các yếu tố nhiệt, ẩm, ánh sáng theo lãnh thổ. Ảnh hưởng quan trọng đến sự đa dạng về nguồn gốc, thành phần loài sinh vật.
Căn cứ vào đó, sinh vật ở nhiệt đới gió mùa chân núi nước ta có sự khác biệt giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã).
+ Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
+ Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam đi lên hoặc từ phía tây di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,…).