Đặc điểm của từng dạng địa hình

Một phần của tài liệu Một số kiến thức và câu hỏi thường gặp về sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia (Trang 30)

- Miền đồng đồng

3.Đặc điểm của từng dạng địa hình

a) Miền núi

- Đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn miền và phân bố ở phía bắc và tây. - Hướng nghiêng của miền khá phức tạp.

+ Nhìn chung có thể coi vùng núi, cao nguyên ở NTB là một cánh cung khổng lồ quay bề lồi ra phía biển. Nguyên nhân là do tác động định hướng của khối nền cổ Kon Tum trong quá trình hình thành.

+ Các dãy núi hướng vòng cung như dãy TSN.

+ Ngoài ra còn có một số dãy núi hướng tây – đông lan ra sát biển (dẫn chứng) - Độ cao có sự khác nhau:

+ Khối núi Kon Tum và khối núi Cực NTB được nâng cao, đồ sộ với những đỉnh cao trên 2000m (Ngọc Linh – 2598m).

+ Các cao nguyên chiếm phần lớn diện tích ở phía tây với độ cao chủ yếu từ 500- 800- 1000m như Kon Tum, Playku, Đắc Lắc. Cao nguyên có độ cao lớn nhất là cao nguyên Lâm Viên với độ cao trung bình trên 1500m.

- Đặc điểm hình thái địa hình: có sự phân bậc rõ, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

b) Miền đồng bằng

- Đồng bằng chiếm khoảng 1/3 diện tích, phân bố ở rìa phía đông và phía nam của miền.

- Đồng bằng được chia ra:

+ Các đồng bằng ở duyên hảiNTB có đặc điểm nhỏ hẹp, hình thành do phù sa của các sông nhỏ và các vật liệu có nguồn gốc biển. Các đồng bằng có diện tích đáng kể là đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng…

+ Đồng bằng NB phân bố ở phía nam có diện tích rộng lớn, hình thành do phù sa của hệ thống sông Mê Kông là chủ yếu.

- Một số đặc điểm hình thái:

+ Các đồng bằng ở rìa phía đông đang bị chia cắt bởi nhiều dãy núi ăn sát ra biển. + Đồng bằng NB có tính đồng nhất cao, tuy nhiên trong vùng đồng bằng vẫn có nhiều vùng đầm lầy bị ngập nước do chưa được bồi lấp phù sa. Trong đồng băng còn xuất hiện một số núi sót như núi Bà Đen, núi Chứa Chan, vùng núi An Giang, Hà Tiên…

+ Các đồng bằng ở rìa phía đông do lượng phù sa của các con sông không lớn nên tốc độ tiến ra biển hằng năm của đồng bằng nhỏ.

+ Đồng bằng NB có tốc độ lấn biển hằng năm khá nhanh do lượng phù sa lớn của hệ thống sông Mê Kông (Cà mau 60- 80m).

c) Thềm lục địa

Thềm lục địa của miền có xu hướng càng vào phía nam càng mở rộng thể hiện qua các đường đẳng sâu 20 và 50m

Câu 9: So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (ĐBBB) với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ (miền TB và BTB). Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.

HƯỚNG DẪN1. Khái quát vị trí giới hạn của 2 miền 1. Khái quát vị trí giới hạn của 2 miền

- Ranh giới phía tây – tây nam của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc giáp Trung Quôc, phía đông và đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và BTB.

- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía đông giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía Tây giáp Thượng Lào.

Một phần của tài liệu Một số kiến thức và câu hỏi thường gặp về sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia (Trang 30)