- Miền đồng đồng
3. Đặc điểm từng dạng địa hình
a) Miền núi
- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền, phân bố chủ yếu ở phía bắc.
- Phần lớn là địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m, một bộ phận nhỏ có độ cao trên 1500m. Nguyên nhân là do vận động nâng lên yếu.
- Có 2 hướng chính:
+ Hướng vòng cung là hướng chính của miền, thể hiện rõ nét nhất qua 4 cánh cung là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. hướng của các cánh cung này được giải thích là do trong quá trình hình thành chịu tác động của khối Vòm sông Chảy (hay khối Việt Bắc). Càng về phía đông và đông nam thì cường độ nâng yếu dần nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần.
+ Hướng tây bắc – đông nam được thể hiện rõ nét qua hướng của dãy núi Con Voi, do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn.
- Đặc điểm hình thái địa hình: chủ yếu là núi già trẻ lại nên các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải. Ngoài ra trong khu vực đồi núi còn có các dạng địa hình Caxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi.
b) Miền đồng bằng
- Chiếm 1/3 diện tích toàn miền, phân bố ở phía nam, đông nam, trong đó lớn nhất là đồng bằng Bắc Bộ.
- Độ cao rất thấp, dưới 50m.
- Hình dạng: đồng bằng có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Tri và cạnh đáy dài từ vèn biển Quảng Ninh đến Ninh Bình.
- Nguồn gốc: hình thành do 2 hệ thống sông lớn nhất phía bắc là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp (các đồng bằng ven biển Quảng Ninh do các sông nhỏ bồi đắp).
- Đặc điểm hình thái: Bằng phẳng bị chia cắt bởi hệ thống đê, vì thế phần đất trong đê không được bồi đắp hằng năm. Trong vùng có một số vùng địa hình trũng bị ngập
nước vào mùa lũ. Ở rìa phía bắc và phía nam của đồng bằng còn xuất hiện dạng địa hình đồi núi sót (Hải Dương, Ninh Bình,…)
- Hướng mở rộng phát triển của đồng bằng: hằng năm vẫn tiến ra biển ở phía đông nam với tốc độ khá nhanh (có nơi lên đến 100m) do lượng phù sa của các con sông mang theo.