II. 3 Những câu hỏi về mối quan hệ của địa hình Việt Nam (đặc điểm và sự phân hóa đa dạng) với các thành phần tự nhiên khác
2. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu
a. Độ cao địa hình : là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (ở miền Bắc dưới 600 – 700m, miền Nam dưới 900 – 1000m).
- Do địa hình nước ta ¾ là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều bắc – nam, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao khá rõ.
+ Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 – 700m ở miền bắc, 900 – 1000 m ở miền nam) : khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt gió mùa trên núi (miền bắc từ 600- 700m, miền nam từ 900 – 1000m đến 2600m) : khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng lên.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở HLS) : khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C.
- Theo qui luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m thi nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước (SaPa nhiệt độ trung bình năm 15,20C so với nhiệt độ trung bình của cả nước là 230C).
b. Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi : có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu
- Ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình đến các đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam thấp dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các địa phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa khác hẳn với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, bắc Phi.
- Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây.
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu của lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta khoảng 600- 700m).
+ Hướng tây bắc – đông nam.
Hướng tây bắc – đông nam của dãy HLS có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông kéo dài 3 tháng, nhiệt độ trung bình ở các địa điểm cùng độ cao so với Tây Bắc thường thấp hơn 2-30C. Trong khi đó ở khu vực Tây Bắc, mùa đông ấm áp hơn, số tháng lạnh chỉ còn 2 tháng (ở vùng thấp).
Hướng tây bắc – đông nam của dãy TS vuông góc với gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao, mưa ít. Sang mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều (điều này thể hiện rất rõ ở khu vực BTB mùa mưa chậm dần so với mùa mưa cả nước, vào khoảng tháng 9 – 12 hằng năm).
Ngoài ra, hướng tây – đông của các dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn phía bắc (phần lãnh thổ phía bắc từ dãy BM trở ra nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C trong khi phần lãnh thổ phía nam từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ trung năm trên 200C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C).
+ Các địa hình nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi cao HLS, vùng đồng bằng ven biển Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên – Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta (2400 – 2800mm), trong khi những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã, sông Ba lượng mưa trung bình năm rất thấp (800- 1200mm).
Câu 3 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
Ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của khí hậu nước ta. - Tác động trực tiếp : thể hiện qua yếu tố độ cao địa hình.
Theo qui luật đai cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình năm của cả nước (SaPa, Đà Lạt…).
- Tác động gián tiếp : thông qua hướng của các dãy núi.
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ĐB tạo điều kiện cho gió mùa ĐB tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp (dc).
+ Hướng TB – ĐN của dãy HLS có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu TB làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu ĐB.
+ Hướng TB – ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với gió TN khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao (dc).
+ Hướng tây – đông của các dãy núi HS, BM có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB xuống phía Nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc (dẫn chứng).
Câu 4 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :