CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 41)

KẾT LUẬN:

Qua các kết quả phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy:

1. BTCM là một bệnh lưu hành ở khu vực phía Nam, thường gặp ở trẻ dưới 36 tháng. Đây là một bệnh cấp tính, biểu hiện lâm sàng điển hình giúp chẩn đoán lâm sàng chính xác trên 90%. Tỉ lệ biến chứng ở tất cả các mức độ rất cao đến 47,7%. Biến chứng nặng như viêm não, phù phổi, viêm cơ tim chiếm 10%. Tử vong chung chiếm 1,4% trong toàn lô nghiên cứu; 3% trong các ca có biến chứng và 10,9 % trong các ca có biến chứng nặng.

2. Các yếu tố tiên lượng bệnh:

Các yếu tố sốt, sốt ≥ 38o5C, phát ban ít, giật mình, nôn ói, thở nhanh, nhịp tim nhanh > 150 lần/phút, bạch cầu trong máu tăng > 13.000/mm3, neutrophile tăng trên 7.000/mm3 có giá trị tiên lượng biến chứng.

Các yếu tố phát ban ít, sốt ≥ 38o5C, nhịp tim nhanh > 150 lần/phút, thở nhanh theo tuổi, bạch cầu máu tăng trên 16.000/mm3 có giá trị trong tiên lượng biến chứng nặng (viêm não, phù phổi cấp, viêm cơ tim).

Các yếu tố nhịp tim nhanh, hôn mê, sốc, phù phổi hoặc biến chứng viêm não, lactate DNT > 2,5 mmol/L có giá trị tiên lượng tử vong.

3. Kỹ thuật định lượng EV71 bằng phương pháp Realtime-PCR Taqman Probes trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm có tính đồng nhất và ổn định.

4. Mẫu phết họng có tỉ lệ phát hiện EV cao nhất (84,5%).

5. NĐVR trong mẫu bệnh phẩm (phết họng, phết trực tràng, DNT) được lấy ở từ ngày 2-4 của bệnh không có tương quan rõ rệt với biến chứng.

6. Sự gia tăng tỉ lệ EV71/EV theo thời gian tương quan không rõ ràng với những cao điểm của BTCM và chưa thấy tương quan với biến chứng.

33

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu chọn mẫu trong bệnh viện nên có hạn chế khi phân tích về các đặc điểm dân số học và dịch tễ học.

Nghiên cứu này chưa tìm được yếu tố tiên lượng sớm các cao điểm dịch bệnh như giả thuyết ban đầu. cần tiếp tục giám sát và nghiên cứu để tìm hiểu mối tương quan giữa tỉ lệ EV71/EV, sự thay đổi nhóm huyết thanh của EV71 trong cộng đồng với các cao điểm BTCM nhằm dự báo dịch sớm.

GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU:

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi triển khai thành công kỹ thuật Real- time RT-PCR chẩn đoán nhiễm EV71 trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Nhờ đó rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh xuống còn 6-12 giờ, so với trước đây cần phải 1-2 tuần nếu thực hiện PCR gián tiếp sau khi cấy phân lập. Đây là qui trình chẩn đoán có tính khả thi cao cho tất cả các phòng thí nghiệm có thể thực hiện phản ứng Real-time RT-PCR.

Những đặc điểm về dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BTCM và các yếu tố tiên lượng biến chứng được đúc kết từ nghiên cứu có cỡ mẫu lớn, chọn lựa ca bệnh có tính ngẫu nhiên, tiêu chuẩn xác định ca bệnh chính xác là những chứng cớ tốt cho việc xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị BTCM.

KHUYẾN NGHỊ:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu kiến nghị:

- Kỹ thuật Real-time RT-PCR trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng có thời gian thực hiện ngắn, kết quả chính xác cao và ổn định, chi phí chấp nhận được nên cần được triển khai thực hiện trong giám sát BTCM.

- Tuy nhiên, do giá thành xét nghiệm vẫn còn khá cao so với chi phí trung bình của một trường hợp điều trị nội trú hiện nay, khả năng chẩn đoán đúng dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh khá cao đến 90%, nên chỉ cần thực hiện xét nghiệm Real-time RT-PCR cho các bệnh nhân nặng để khẳng định chắc chắn chẩn đoán, nhằm tiết kiệm chi phí thực hiện xét nghiệm.

34

- Cần có nghiên cứu sâu hơn về sự thay đổi NĐVR theo thời gian của bệnh để xác định giá trị tiên lượng, nghiên cứu về sự thay đổi nhóm huyết thanh của E71 và mối liên quan với các cao điểm dịch để có hướng giám sát và dự phòng thích hợp./.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng 7 năm 2010

Đại diện cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu

Ts. Bs. Nguyễn Thanh Hùng Ths. Bs. Tăng Chí Thƣợng

PHÊ DUYỆT CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……tháng…. năm 2010

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu

Cơ quan quản lý nghiên cứu Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh

35

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 41)