Tỷ lệ biến chứng và các loại biến chứng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 32)

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2.3Tỷ lệ biến chứng và các loại biến chứng:

47,7% bệnh nhân có ít nhất một biểu hiện biến chứng từ nhẹ đến nặng. Các biến chứng thường gặp theo thứ tự là viêm màng não vô trùng, viêm não, yếu liệt chi, co giật. Các biến chứng nặng (viêm não, phù phổi, viêm cơ tim) chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận các biến chứng như co giật, sốc, phù phổi, liệt thần kinh sọ. Không ghi nhận biến chứng cao huyết áp ở các bệnh nhân trong nghiên cứu này như nghiên cứu của Monto Ho và cộng sự, trong khi tỉ lệ biến chứng viêm màng não vô trùng được ghi nhận có tỉ lệ cao hơn, chiếm ưu thế trong tổng số các biến chứng. Biến chứng viêm não ít gặp hơn, chỉ chiếm 9,1% thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại Đài Loan (76%). [15] Tỉ lệ xuất hiện của các biến chứng được trình bày trong bảng 9.

Bảng 9: Các biến chứng của bệnh tay chân miệng trong nhóm nghiên cứu

Biến chứng Số ca Tỷ lệ %

Có ít nhất 1 biến chứng 200/419 47,7

Viêm màng não 154/419 36.8

Viêm não 38/419 9,1

Yếu liệt chi 35/419 8,4

Co giật 25/419 6,0

Phù phổi 9/419 2,1

Sốc 9/419 2,1

Liệt thần kinh sọ 3/419 0,7

Viêm cơ tim 1/419 0,2

Tử vong 6/419 1,4

Biến chứng có thể rất sớm ngay từ ngày đầu tiên (0,95%). Thường gặp nhất từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 (88,7%). Trong đó, ngày thứ 3 của bệnh là thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 35%, phù hợp với thời điểm thường sốt cao và xuất hiện triệu chứng thở nhanh, nhịp tim nhanh. Hầu hết biến chứng xảy ra ở giai đoạn còn sốt (95%). Chỉ vài trường hợp biến chứng xuất hiện muộn từ ngày thứ 6 đến 8, liên quan đến biến chứng viêm màng não vô trùng và liệt mềm cấp.

Tỷ lệ tử vong chung trong toàn lô nghiên cứu là 1,4%; chiếm 3% trong các ca có biến chứng nói chung và 10,9 % trong các ca có biến chứng nặng.

24

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 32)