Mối tƣơng quan giữa các dấu hiệu cận lâm sàng với sự xuất hiện biến chứng trong BTCM

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 37)

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3.3 Mối tƣơng quan giữa các dấu hiệu cận lâm sàng với sự xuất hiện biến chứng trong BTCM

trong BTCM

Số lượng bạch cầu trong máu:

Phân tích số lượng bạch cầu trong máu cho thấy nhóm biến chứng có số lượng bạch cầu trung bình cao hơn: 13.037 4.348/mm3

so với nhóm không biến chứng 11.553 4.114 /mm3 (p = 0,001). Tương tự, số lượng neutrophile trung bình của nhóm bệnh có biến chứng cũng cao hơn: 6.828 3.521/mm3 so với nhóm không biến chứng 5.494 2.939/mm3 (p<0,001). Tuy nhiên, số lượng bạch cầu lymphocyte ở nhóm biến chứng là 5.440 2.765/mm3, không khác biệt so với nhóm không biến chứng 5.046 2.287/mm3 (p=0,13).

Chọn 3 ngưỡng bạch cầu tăng khác nhau là 10000, 13000 và 16000 tương ứng với các giá trị tứ phân vị dưới, số trung bình – trung vị và tứ phân vị trên của nhóm có biến chứng để phân tích tương quan giữa sự gia tăng bạch cầu và biến chứng cho thấy nhóm biến chứng. Chỉ có tăng bạch cầu trên 16.000/mm3

có liên quan đến biến chứng nặng nhưng không có khác biệt có ý nghĩa khi so sánh về nguy cơ tử vong (bảng 11, 13, 14). Dùng ngưỡng neutrophile > 7.000/mm3 làm ngưỡng so sánh; nhận thấy nhóm tăng neutrophile có biến chứng cao hơn với tỉ số chênh 2,24 (1,44-3,48) (p < 0,001). Đặc điểm dịch não tủy:

Trong các ca có biến chứng, dịch não tủy bất thường xuất hiện trong 136/168 ca (81%). Phân tích số lượng bạch cầu trong dịch não tủy ở các trường hợp có biểu hiện biến chứng thần kinh, nhận thấy số lượng bạch cầu tăng cao, trung bình: 161 218/mm3 (5-1.955). Có đến 48% trường hợp có số lượng bạch cầu DNT trên 100/mm3; 3,5% trường hợp có số bạch cầu trên 500/mm3; 2 trường hợp có số lượng bạch cầu trên 1000/mm3. Đặc điểm này rất giống với viêm màng não do vi trùng, tương ứng với tỉ lệ các trường hợp bạch cầu đa nhân trong dịch não tủy chiếm đa số lên đến 50,3%. Đây là một yếu tố cần lưu ý trong chẩn đoán phân biệt, tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết trong các trường hợp BTCM.

29

Phân tích giá trị đạm trong DNT cho thấy, gần 70% có lượng đạm trong dịch não tủy < 0,4g/l, nhưng có 4 % có đạm trong dịch não tủy > 1g/l. Không có khác biệt lượng đạm giữa các nhóm biến chứng, biến chứng nặng và tử vong.

Phân tích giá trị đường trong dịch não tủy, chúng tôi nhận thấy 100% các trường hợp có đường trong dịch não tủy bình thường so với đường máu.

Phân tích về lactate, 92,6% có lactate dịch não tủy dưới 2,5 mmol/l. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận nhóm có biến chứng nặng có giá trị trung bình của lactate trong DNT cao hơn (2.04 ± 0,9 mmol/l so với 1,7 ± 0,5 mmol/L), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,026). Lactate dịch não tủy trên 2,5 mmol/l không có giá trị tiên lượng trong biến chứng nặng nhưng có giá trị cho tiên lượng tử vong ở các trường hợp có biến chứng (p=0,015).

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ thuật real - time rt-pcr (Trang 37)