Học phát âm

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học ngoại ngữ (Trang 37 - 39)

Kĩ năng nói theo mình là kĩ năng khó nhất, ít nhất là đối với sinh viên của ta. Khó khăn thứ nhất là về phần nội dung nói. Do cách học tập trung vào ngữ pháp nên khi nói, thường ta phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh thay vì nghĩ bằng tiếng Anh. Việc dịch này rất là lâu cho việc nói và đôi khi có nhiều thứ đơn giản nhưng ta không biết dịch làm sao cả, vì hai ngôn ngữ là không tương đồng. Khó khăn thứ hai là về phần phát âm. Việc học bỏ quên việc nghe là nguyên nhân chính là cho khả năng phát âm của chúng ta rất kém.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đạt được phát âm như người bản ngữ đối với người lớn học ngoại ngữ là một mục tiêu không thực tế (Critical period hypothesis). Tuy nhiên, chúng ta cần phải có một phát âm tương đối để người nghe có thể hiểu được.

Cách học phát âm (cũng như kĩ năng Nói nói chung) căn bản nhất chính là việc nghe. Theo mình, việc nghe quyết định đến 80% khả năng phát âm. Sauk hi nghe nhiều trình độ phát âm của bạn sẽ cải thiện một cách vô thức. Bạn cần nghe nhiều, nghe những bài đơn giản, chậm và rõ ràng. Lắng nghe một bài nhiều lần với độ tập trung cao, chú ý phát âm của từng từ cũng như âm nhấn và ngữ điệu. Sau đó, lặp lại những gì bạn nghe, cố gắng phát âm giống người bản ngữ. Bạn có thể thâu âm lại những gì mình nói, và tự mình so sánh hoặc hỏi giáo viên của bạn.

Bạn cần tập trung vào âm nhấn (stress) và giai điệu (rhythm). Nghiên cứu của Tracer Derwing (1998, 2003) cho thấy việc học phát âm nhấn mạnh vào âm nhấn và giai điệu cho kết quả tốt hơn việc tập trung vào những âm riêng lẻ.

Một chú ý quan trọng, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, còn tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Nghĩa là, một từ tiếng Việt chỉ có một âm tiết, ví dụ “Việt” được phát âm chỉ có một tiếng duy nhất, chứ không chia ra “Vi-et”. Còn một từ tiếng Anh thường có nhiều âm, ví dụ “Vietnam” có 2 âm tiết là “Viet” và “nam”. “have” và “has” khác nhau vì âm cuối khác nhau. Cho nên, khi phát âm tiếng Anh, bạn nên phát âm tất cả mọi âm có trong từ đó.

Đối với người Viêt, cần phải tập trung một số âm tiếng Anh không có trong tiếng Việt và một số cặp âm trong tiếng Anh mà trong tiếng Việt, 2 âm đó là như nhau.

1. /s/ and /∫/Ví dụ: “sort” và “short” Ví dụ: “sort” và “short” 2. /b/ and /p/ and /f/ Ví dụ: “beach” – “peach” – “fish” 3. /t∫/ and /dʒ/

Ví dụ: “church” – “just” 4. /z/ and /ʒ/and /j/ 5. /θ/ and /ð/ Ví dụ: “Thursday” – “the” 6. /eə/ and /e/ and /æ/

Ví dụ: “pair” – “pleasure” – “paradise” 7. /æ/ and /ɑː/

Ví dụ: “pad” – “path” 8. /eɪ/ and /aɪ/ Ví dụ: “day” – “die” 9. /əʊ/ and /aʊ/ Ví dụ: “no” – “now” 10./n̩/ Ví dụ: “down” 11. /r/

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học ngoại ngữ (Trang 37 - 39)

w