Real English

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học ngoại ngữ (Trang 28 - 30)

Học tiếng Anh thực nghĩa là chúng ta nên học tiếng Anh từ cùng những nguồn thông tin mà người bản xứ ví dụ như: những đoạn hội thoại tiếng Anh tự nhiên, báo chí, phim ảnh, âm nhạc, sách, chương trình TV, truyện tranh, tạp chí…thay vì học từ các cuốn giáo trình tiếng Anh, các sách dạy ngữ pháp, sách học từ vựng, các cuốn sách luyện thi…

Học như vậy có những lợi thế sau:

1. Đó là những nguồn Input mà người bản ngữ sử dụng để từ đó hình thành nên ngôn ngữ của họ. Các cuộc nói chuyện giữa những người bản ngữ, đặc biệt là giữa những người trẻ với nhau, thường khác những đoạn hội thoại chúng ta thấy trong các cuốn giáo trình. Họ nói tự nhiên hơn, dùng ngôn ngữ không trịnh trọng (informal), với ngữ pháp không chặc chẽ, nhiều thành ngữ, nhiều từ lóng (slang) và cách phát âm cũng khác. Nếu bạn muốn hiểu những gì người bản ngữ nói, hãy nghe những gì họ nghe và xem những gì họ xem.

2. Những nguồn Input mình nói trên thường thú vị hơn nhiều so với sách giáo khoa (quá dễ thấy), ngay cả những đoạn hội thoại tự nhiên cũng có phần thoải mái hơn những bài hội thoại gượng ép trong sách giáo khoa. Bạn sẽ thấy hưng phấn hơn khi học, do đó sẽ học nhiều hơn và tiếp thu nhanh hơn.

3. Khi bạn có thể kết hợp việc học tiếng Anh với các hoạt động giải trí hay học tập như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, đọc tin tức. Bạn sẽ có được nhiều thời gian hơn hay nói cách khác bạn sử dụng thời gian của mình hiệu quả hơn. Bạn sẽ học được nhiều thứ bổ ích hoặc đơn giản chỉ là “vừa học vừa chơi”.

4. Khi học theo cách đó, bạn sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa của việc học tiếng Anh hơn là khi học theo những cuốn giáo trình. Bạn sẽ thấy, với tiếng Anh, bạn có thể làm được nhiều việc. Bạn sẽ hiểu được lời những bài hát tiếng Anh yêu thích mà trước đây, bạn chỉ có thể thưởng thức giai điệu – tức chỉ một nửa của bài hát đó. Bạn có thể đọc được những cuốn sách tiếng Anh mà bạn không thể tìm bản dịch bằng tiếng Việt. Bạn có thể xem phim với phụ đề tiếng Anh thay vì tiếng Việt. Có nhiều thứ chúng ta khó mà dịch được cho hay cho đúng, đặc biệt là giữa 2 ngôn ngữ xa lạ như tiếng Anh và tiếng Việt.

Real English

Sau đây, mình sẽ phân tích một số dạng Input nói trên:

Bài hát tiếng Anh:

Việc học hát tiếng Anh có ưu điểm dễ thấy nhất chính là nó cực kì thú vị. Rất nhiếu bài hát mà chỉ cần giai điệu thôi cũng đã quá hay rồi. Nhưng mình tin nếu bạn hiểu được lời những bài hát đó, bạn sẽ thấy chúng còn hay hơn gấp bội. Và những bài hát là thứ duy nhất mà mình nghĩ chúng ta có thể nghe lại cả 100 lần mà vẫn không thấy chán.

Tuy nhiên, ngôn ngữ trong các bài hát không phải là tiếng Anh chúng ta dùng giao tiếp hằng ngày. Trong quá nửa các bài hát hay, ngôn ngữ đó mang tính văn chương và do

đó tương đối khó hiểu. Cách phát âm thì lại càng không dễ nghe, đặc biệt với những bài hát nhanh.

Do đó, việc học các bài hát là một cách hay để học từ vựng và một cách bổ sung tuyệt vời khi bạn đã chán học những thứ khác rồi. Bạn nên học tất cả từ vựng trong lời bài hát do bạn có thể ôn tập một cách thường xuyên. Tập hát là một cách hay để bạn cũng cố những gì đã học. Tuy nhiên, các bài hát không nên là Input chính của bạn. Và chú ý bạn cần đạt một trình độ nhất định trước khi học các bài hát. Mình nghĩ bạn có thể bắt đầu học khi đã đạt trình độ Pre-Intermediate. Các cấp độ ngôn ngữ bao gồm: Beginner, Elementary, Pre-Intermediate, Intermediate, Upper-Intermediate, Advanced và Proficient (xem lại nguyên tắc 2). Hơn nữa, bạn nên bắt đầu với những bài hát đơn giản, dễ hiểu và nhẹ nhàng.

Phim tiếng Anh:

Ưu điểm của việc học các bộ phim là, như những bài hát, nó rất thú vị. Hơn nữa, ngôn ngữ trong hầu hết các bộ phim là ngôn ngữ tự nhiên mà người bản ngữ thường dùng. Một sự thật là giới trẻ thường phát triển ngôn ngữ của mình dựa trên các bộ phim. Nếu bạn xem nhiều bộ phim, bạn sẽ phát triển khả năng nói tự nhiên của mình. Tuy nhiên, trình độ ngôn ngữ trong phim rất khó cả về từ vựng lẫn phát âm. Và thường chúng ta chỉ xem một bộ phim một lần.

Do đó, bạn cần đạt ít nhất trình độ Upper-Intermediate trước khi bắt đầu xem phim. Bạn cần xem phim với phụ đề tiếng Anh. Nó sẽ giúp việc xem dễ dàng hơn. Thực ra ngay cả khi bạn đạt trình độ Advanced, mình nghĩ vẫn cần phải có phụ đề. Việc xem phim với phụ đề tiếng Việt là không hiệu quả. Các bộ phim giải trí đơn giản, phim hoạt hình dành cho thiếu nhi thường dễ hiểu hơn và gần gũi hơn. Khi xem phim, bạn nên học một số từ mà thường lặp lại hoặc những từ quan trọng trong bộ phim mà để lại ấn tượng trong bạn.

Báo và các trang tin tức tiếng Anh

Bạn cần đạt được trình độ Intermediate trong kĩ năng đọc. Nên bắt đầu bằng một chủ đề nhất định nào đó, mình nghĩ đầu tiên bạn nên đọc Chính Trị (Politics) hoặc Giáo Dục (Education), sau đó chuyển qua vấn đề khác khi thấy đã ổn định. Học những từ thấy lặp lại trong một tờ báo hay trong những tờ báo khác nhau. Ban đầu, có thể bạn sẽ gặp nhiều từ mới, nhưng sau một thời gian, bạn sẽ quen với một số từ thường xuất hiện. Đó là lí do mình khuyên bạn nên tập trung vào từng lĩnh vực.

Một trang mà mình hay đọc là Vietnamnet Bridge. Đây là một trang tin của Việt Nam, với cấu trúc tương đối rõ ràng. Nếu bạn muốn xem các trang có video (khi đã đạt trình độ Upper-Intermediate), bạn có thể thử NHK World. Đây là trang web đài truyền hình NHK của Nhật Bản. Đôi khi, phóng viên không phải người nói tiếng Anh bản ngữ nhưng nhiều video có transcript, bạn có thể đọc. Tin tức của trang này khá hay, và tập trung vào châu Á hơn các đài khác, đôi khi có tin về Việt Nam – xem cũng vui. Trang ABC của Mỹ thì giọng hay nhưng nội dung lang mang, nhiều thứ không hay và không có transcript nên hơi khó.

Sách viết bằng tiếng Anh

Bạn cần trình độ Advanced trong kĩ năng đọc. Để đọc được sách, bạn cần có một vốn từ vựng tương đối. Nếu không việc đọc sẽ không hiệu quả. Việc tìm ra những cuốn sách vừa hứng thú, phù hợp sở thích, nhu cầu lại vừa phù hợp với trình độ tiếng Anh của bản thân là chuyện rất khó khăn, nhất là ở nước ta. Hiện nay, ngày càng có nhiều các tập

truyện dành cho người học tiếng Anh, có chia ra cấp độ nhưng mình nghĩ chưa hẳn thỏa mãn thị hiếu của nhiều người. Do đó, có thể bạn có thể phải đọc nhiều cuốn sách hơi khó so với trình độ bản thân, đặc biệt một số bạn cần đọc các cuốn sách chuyên ngành. Khi đó, bạn chỉ nên học một số từ vựng có tần suất lặp lại cao và những từ, thuật ngữ quan trọng – ví dụ như những thuật ngữ kinh tế nếu bạn đang đọc một cuốn sách về kinh tế.

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học ngoại ngữ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w