PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31)

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại vùng đầm phá xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nuôi tôm sú trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Phú Lộc và là đối tượng nuôi chủ yếu của ngành NTTS tại xã Vinh Hiền, nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.

Điều kiện sản xuất tôm của các hộ dân xã Vinh Hiền còn gặp nhiều khó khăn và bất cập, qua điều tra cho thấy các hộ vẫn còn thờ ơ hoặc có tham gia nhưng rất ít các lớp tập huấn nhằm nâng cao kinh nghiệm nuôi.

Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu trên địa bàn xã là hình thức nuôi QCCT và BTC. Chi phí đầu tư cho nuôi tôm khá cao nhưng năng suất lại thấp chất lượng chưa đảm bảo, doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Trong hai hình thức nuôi trên thì hình thức BTC có sự đầu tư nhiều hơn, kết quả mang lại cao hơn về năng suất, doanh thu, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận. Do đó về lâu dài việc chuyển hướng từ nuôi QCCT sang hình thức nuôi BTC là hướng đi đúng đắn.

Hiệu quả kinh tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố như bản thân của chủ hộ, giống và mật độ thả giống, chi phí xử lí ao, chi phí thức ăn, chi phí phòng bệnh, công lao động… việc tăng các yếu tố trên để tăng năng suất tôm chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và nằm trong 1 giới hạn nhất định. Và từ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả nuôi tôm chúng ta có cơ sở để xác định được mức đầu tư hợp lí hơn, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.

Trên cơ sở tìm hiểu các nguyên nhân thua lỗ của hoạt động nuôi tôm các hộ gia đình và từ những tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của các hộ nuôi, đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp củ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại xã Vinh Hiền. Các giải pháp được ưu tiên giải quyết là các giải pháp chung và cụ thể đối với cơ quan ban ngành, địa phương và các nông hộ như quy hoạch tổng thể vùng nuôi, đảm bảo qui trình kỹ thuật… tất cả các giải pháp đều nhằm mục đích làm cho môi trường vùng đầm phá huyện Phú Lộc nói chung và xã Vinh Hiền nói riêng ngày càng được cải thiện hơn và hướng đến phát triển hoạt động nuôi tôm tăng năng suất 1 cách an toàn, bền vững và có hiệu quả.

2.Kiến nghị:

2.1 Đối với các chính quyền địa phương:

Phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường công tác chỉ đạo đến hộ sản xuất để mọi người nuôi cùng chấp hành lịch thời vụ, cải tạo ao tốt, kiểm tra chặt chẽ con giống trước khi thả là khâu quyết định thành công hay thất bại

trong nuôi trồng. Thực hiện quỹ dự phòng để chủ động khi có dịch bệnh xảy ra và có cơ chế dập dịch để nâng cao trách nhiệm với người nuôi.

Tăng cường công tác chuyển giao việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm của hộ nuôi giỏi cho các hộ khác học tập.

Phát huy nội lực và huy động các nguồn lực để từng bước thực hiện qui hoạch chi tiết. Bổ sung và hoàn thiện quy chế quản lý vùng nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng để quản lý vùng nuôi có hiệu quả

Quản lý và ổn định nò sáo, loại bỏ các nghề mang tính xâm hại đến môi trường tự nhiên. Tăng cường giáo dục người dân ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất lẫn nhau, nâng cao hoạt động sản xuất, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, cần chính sách nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ khuyến ngư.

2.2 Đối với các hộ nuôi tôm:

Đầu tư hợp lí và tính hành sản xuất theo đúng quy trình kĩ thuật, nghiêm chỉnh chấp hành thả giống theo lịch thời vụ, theo dõi tình hình sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cho tôm, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền, địa phương khi có dịch bệnh xảy ra để có biện pháp xử lí kịp thời.

Không ngừng nâng cao và học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức sản xuất từ các hộ nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông trong xã nhằm đạt hiệu quả cao trong nuôi tôm.

Mỗi gia đình nuôi tôm cần ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sán xuất trong toàn xã. Hạn chế sử dụng thức ăn tươi cho tôm, khi ao bị ô nhiễm, tôm bị bệnh thì không được xả nước ra ngoài làm ảnh hưởng đến các hồ nuôi khác, làm ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w