Kết quả và hiệu quả kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào chi phí trung gian bởi vậy phải đầu tư làm sao cho hợp lý và hiệu quả nhất?
Ở mỗi hình thức thì mức chi phí trung gian là khác nhau nó cũng quyết định năng suất của các hình thức là khác nhau. Với hình thức nuôi BTC thì mức đầu tư của các hộ nuôi là lớn, phần lớn là chi phí thức ăn, trong đó thì thức ăn CN chiếm một tỷ lệ quan trọng. Trong khi đó ở hình
thức nuôi QCCT thì chi phí trung gian thấp hơn nhiều so với nuôi BTC. Vậy tại sao khi xét chỉ tiêu GO/IC và VA/IC thì ở nuôi QCCT lại lớn hơn nuôi BTC?
Đây là vấn đề thường xảy ra ở nông thôn bởi phần lớn các hộ nuôi lấy công làm lãi, vì vậy nếu xét đến lợi nhuận kinh tế thì ở hình thức nuôi QCCT sẽ không có lãi trong khi hình thức nuôi BTC đã mang lại hiệu quả nhưng do năm 2009 bị ảnh hưởng của các yếu tố khách quan nên hiệu quả thấp.
3.3 Lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu khi nói đến hiệu quả nuôi tôm. Ở mỗi hình thức thì việc sử dụng lao động lại là khác nhau, với nuôi QCCT thì phần lớn lao động là lao động gia đình, đây là lợi thế để họ giảm chi phí thuê lao động. Ở hình thức nuôi BTC thì phần lớn lao động là lao động thuê, trong khi đó nuôi tôm đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, bảo vệ...từ khi thả giống đến khi thu hoạch điều này có thể nói lên lao động có tầm quan trọng rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm.
3.4 Vốn
Vốn cũng là nhân tố quyết định đến hiệu quả nuôi tôm, mức đầu tư ban đầu của các hộ nuôi ở hai hình thức là khác nhau. Đối với nuôi QCCT thì họ đầu tư ít hơn trong khi ở hình thức BTC các hộ nuôi đã có sự đầu tư rất mạnh như mua sắm trang thiết bị, hay đầu tư chi phí phòng bệnh...vì vậy có thể thấy nuôi BTC mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn.
Chương 4: Tình hình nuôi tôm của các hộ điều tra vụ ĐX năm 2009 ở xã Vinh Hiền
4.1 Thuận lợi
Vinh Hiền là xã có diện tích mặt nước rất thuận lợi cho các hộ đầu tư nuôi tôm có hiệu quả, với sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông rất thuận lợi cho việc vận chuyển tôm giống ở nơi khác về cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm. Xã có nguồn lao động khá dồi dào, công lao động thường rẻ hơn so với nơi khác, trong quá trình nuôi chủ yếu tận dụng được lao động gia đình. Với kinh nghiệm tích luỹ được qua quá trình nuôi cũng như việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm nuôi có hiệu quả của các mô hình khác. Hiện nay với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, do đó nuôi tôm là thế mạnh của những người nuôi trồng thuỷ sản trong xã, vì vậy đã có nhiều chính sách như hỗ trợ vốn, hay hỗ trợ đầu ra cho các hộ nuôi.
4.2 Khó khăn
Ngoài những thuận lợi của xã Vinh Hiền về nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi.
Thứ nhất, các hộ nuôi khó khăn trong vốn đầu tư, nhất là các hộ nuôi BTC vì các hộ này thường phải tập trung đầu tư máy móc thiết bị và vốn lưu động nhiều hơn so với hộ nuôi QCCT. Nhưng các hộ lại ngại vay vì sợ thua lỗ do đó mức đầu tư trong nuôi tôm còn thấp, dẫn tới không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh sảy ra thường xuyên, nhất là bệnh đốm trắng. Dịch bệnh lây lan từ nhiều nguyên nhân như phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống, nguồn nước cung cấp cho ao nuôi. Việc kiểm dịch và phòng dịch rất được cả hộ nông dân và chính quyền quan tâm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng chống hiệu quả để bà con an tâm.
Thứ ba, khi có sản phẩm các hộ nuôi khó khă trong khâu tiêu thụ và luôn bị tư thương ép giá dẫn đến hoang mang cho các hộ nuôi cũng là lý do không nhỏ ảnh hưởng đến hộ nuôi.
Thứ tư, nuôi tôm là nghề phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên do vậy mức độ rủi ro rất cao. Hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi của người dân.
Thứ năm, các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến những vướng mắc của hộ nông dân trong quá trình nuôi như: phát triển nguồn thức ăn công nghiệp phù hợp, mở rộng sản xuất theo quy hoạch chi tiết, các vấn đề về thị trường và các hình thức tiêu thụ, vấn đề giá cả kèm theo. Ảnh hưởng của môi trường qua vấn đề bơm và thải nước, dịch bệnh, các vấn đề tập huấn kỹ thuật, các hình thức liên kết, không thể một mình các nông hộ tự giải quyết mà cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.
Chương 5: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc nuôi tôm