Định hướng chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28)

Thực tế phát triển của nghề nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh TT Huế nói riêng ( trong đó có xã Vinh Hiền) và cả nước nói chung cùng với thực trạng biến đổi đầm phá ( trong đó có phá Tam Giang) qua những năm trở lại đây đặt ra vấn đề cần giải quyết đó là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trong những năm tới kinh tế thuỷ sản cần phát triển theo những địng hướng sau:

Đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành thuỷ sản trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, chú trọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để tiến đến một nghề cá hiện đại có sức cạnh tranh và hiệu quả cao trong kinh tế thị trường, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp với đặc thù sinh thái và kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chương trình thống nhất nhằm đạt mục tiêu tổng quát kinh tế - xã hội ngành.

Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng trong đầu khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, đảm bảo ho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Trong những năm tới lựa chọn đối tượng nuôi, tăng lệ xuất khẩu, tăng sản lượng khai thác, và đặc biệt là nâng cao trình độ công nghệ chế biến để tăng phần sản lượng các sản phẩm giá trị gia tăng. Thị trường phải đi trước một bước, trong đó thị trường nội địa cần chú trọng tạo sự ổn định cho sản xuất hàng hoá. Chính sách thị trường đồng bộ với các chính sách chuyển dịch cơ cấu trong khung quy hoạch phát triển phù hợp.

Đổi mới quản lý ngành, một mặt phát huy hơn nữa các nguồn lực từ ngư dân và doanh nghiệp, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nâng cao khả năng hội nhập quốc tế và khu vực. Điều hoà lợi ích người làm ra nguyên liệu và nhà chế biến trong nền sản xuất hàng hoá tiên tiến.

Đối với xã Vinh Hiền: Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế hợp lý để phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong những năm tới xã cần quy hoạch vùng đầm phá để mở rộng diện tích ao hồ nuôi tôm, cua, cá các loại có năng suất cao và hiệu quả kinh tế. Nghiêm cấm nuôi tôm chân trắng làm ảnh hưởng đến các hộ nuôi thuỷ sản khác đặc biệt là cá lồng. Nghiên cứu từng bước khoanh nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển phương pháp nuôi cao triều để thâm canh tăng năng suất. Để hạn chế nuôi theo phương thức QCCT không năng suất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w