Đối với các hộ nuôi thì:
*Về thời vụ thả: Ở Vinh Hiền thời gian nuôi tôm sú thích hợp nhất ở trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6. Trong điều kiện quỹ thời gian nuôi rất ngắn 4 tháng, tốt nhất là bố trí nuôi một vụ cho phù hợp. Đây là vụ cho năng suất cao ít dịch bệnh, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ nước và nồng độ muối thích hợp đảm bảo lúc thu hoạch tôm đạt kích cỡ tối ưu.
*Về con giống, mật độ thả giống và thức ăn nuôi tôm: mục đích của việc lựa chọn giống là cố gắng tìm tòi những tôm có tỷ lệ sống và sức tăng trưởng cao. Bà con nên tìm nguồn tôm giống có địa chỉ nguồn gốc rõ ràng. Mật độ thả trên 1m2 5-6 con đối với QCCT, 9-10 con đối với hình thức nuôi BTC.
Thức ăn nuôi tôm nên sử dụng thức ăn tổng hợp (thức ăn công nghiệp)
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho tôm, giảm thải ô nhiễm môi trường.
*Về ao nuôi và kỹ thuật nuôi:
Ao nuôi: việc chuẩn bị ao vào đầu vụ có ý nghĩa rất lớn nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đạt được của hoạt động nuôi. Do đó cần làm tốt khâu chuẩn bị như nạo vét đáy, xử lý đáy ao, đắp bờ đê kiên cố...
Các hộ nuôi ngoài những kinh nghiệm đúc kết được cần phải học hỏi kinh nghiệm của những mô hình nuôi có hiệu quả khác, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nuôi trồng để nâng cao trình độ kỹ thuật cho bản thân.
*Phòng trừ bệnh: các hộ nuôi tôm hiện nay còn chưa thực sự đầu tư cho khâu này, nói chung còn yếu kém. Trong khi đó đây là khâu không những ảnh hưởng đến kết quả nuôi của hộ mà còn ảnh hưởng tới cả các hộ nuôi xung quanh khi tôm của hộ đó bị nhiễm bệnh. Do đó phòng trừ dịch bệnh thông qua bón vôi, sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, các hộ cần quan tâm ngay từ đầu và thường xuyên trong suốt quá trình nuôi.
*Chăm sóc và quản lý: chăm sóc tôm từ khi mới thả đến khi thu hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nuôi đặc biệt khi tôm từ tháng thứ nhất trở đi vì thời gian này tôm rất bị nhiễm bệnh và tháng thứ 3 khi tôm chuẩn bị thu hoạch.