Kiến nghị với Chính phủ.

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 87)

T Loại khách Loại tài sản bảo đảm

3.3.1Kiến nghị với Chính phủ.

Trong tương lai, xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đặt các DNVVN trước những thách thức mới, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì các DNVVN khó đứng vững ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Vì vậy, nhiều Ngân hàng thương mại mong muốn Chính phủ tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ các DNVVN về tài chính, trình độ quản lý, thông tin thị trường, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Đại đa số các DNVVN có quy mô vốn khá khiêm tốn, tài sản đảm bảo khá nhỏ so với nhu cầu tín dụng và quy mô phát triển dự án. Mặc dù, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng được nhận thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, song vẫn gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu bất động sản còn rất phức tạp trong khi cho vay tín chấp còn nhiều trở ngại đối với các DNVVN. Vì vậy, Chính phủ nên nới rộng, và cụ thể hóa các quy định về cho vay tín chấp với các DNVVN, quy định này hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có lãi 2 năm liên tục, trong khi các DNVVN đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất chưa thể làm ăn có lãi liện tục được cho nên vấn đề này gây khó khăn cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay. Quy định về cho vay tín chấp nên cởi mở hơn theo hướng các Ngân hàng thương mại được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay tín chấp trên cơ sở xem xét đánh giá thời gian quan hệ, uy tín của DNVVN trong giao dịch với Ngân hàng, có chú trọng đúng mức đến thương hiệu của DNVVN. Việt Nam đã công nhận thương hiệu là tài sản vô

hình, có giá trị bằng tiền, vì vậy pháp luật cần có quy định rõ ràng, cụ thể về giá trị thương hiệu nhằm hỗ trợ cho ngân hàng an tâm đầu tư vào các DNVVN, nâng cao mức đóng góp của doanh nghiệp này cho nền kinh tế nước nhà.

Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản. Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phàn kinh tế. Thông qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại trong việc nhận tài sản đảm bảo.

Thúc đẩy nhanh sự hình thành và hoạt động của các quỹ bảo lãnh cho các DNVVN. Đó là một trong những công cụ tài chính phối hợp thực hiện việc tiếp cận tín dụng của các DNVVN có uy tín hoặc những dự án khả thi mà không đủ tài sản thế chấp, đồng thời chia sẻ rủi ro với các Ngân hàng thương mại cho vay các DNVVN. Để hỗ trợ tổ chức bảo lãnh tín dụng DNVVN hoạt động có hiệu quả thì cần lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN thuộc các bộ, ngành, địa phương và lập các hiệp hội DNVVN tạo ra sự phối hợp thống nhất vận hành hệ thống tổ chức bảo lãnh tín dụng DNVVN đạt hiệu quả.

Lành mạnh hóa các quan hệ tài chính – tín dụng, nâng cao trình độ quản trị về các báo cáo quyết toán của các DNVVN, bên cạnh đó, trình độ và năng lực quản lý của các DNVVN còn yếu kém, không tương xứng với quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Để khai thông các kênh đầu tư vốn cho DNVVN, Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý và đưa ra các chính sách nhất quán và cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này tự giác thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, chủ yếu thông qua chế độ

quyết toán và vấn đề nộp thuế.

Để thực hiện chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ, Nhà nước cần có các chương trình, các lớp đào tạo trình độ chuyên môn quản lý cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và đào tạo nâng cao tay nghề cho người công nhân đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm.

Với mức độ rủi ro tín dụng cao khi đầu tư cho các DNVVN, Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, cụ thể nhằm bảo vệ cho quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngành ngân hàng, hạn chế hình sự hóa các vụ tranh chấp dân sự giữa Ngân hàng và doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra. Những rủi ro nếu có nên xử lý theo hướng doanh nghiệp chịu trách nhiệm vì chính doanh nghiệp mới biết rõ hành động của họ trừ trường hợp do thiên tai gây ra.

Nếu các chính sách vĩ mô nêu trên được bổ sung, việc đầu tư vào các lĩnh vực DNVVN sẽ được mở rộng hơn và tạo được động lực phát triển cho nền kinh tế, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, chú ý đến các ngành nghề truyền thống có quy mô nhỏ, chú ý đến các doanh nghiệp dễ quản lý, dễ đầu tư thay đổi thiết bị tạo thế cạnh tranh trong khu vực.

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 87)