Một số giải pháp nhằm mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 78)

T Loại khách Loại tài sản bảo đảm

3.2Một số giải pháp nhằm mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách

hàng DNVVN của Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIBank

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với các DNVVN, kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Biện pháp này nhằm tăng số lượng khách hàng DNVVN tham gia quan hệ tín dụng với VIB. Ngân hàng đã mở nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú, qua đó các DNVVN có thể lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp, từ đó có cơ sở vững chắc để mở rộng tín dụng.

Lợi nhuận cuối cùng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng mà dư nợ tín dụng lại nằm ở các DNVVN là chính, vì vậy trong nghiệp vụ kinh doanh này VIB thực hiện theo nguyên tắc không phân biệt quy mô doanh nghiệp mà cần đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các khách hàng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của khách hàng chứ không căn cứ vào hình thức sở hữu, lấy hiệu quả sử dụng vốn làm mục tiêu cuối cùng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Với dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ khối DNVVN, VIB cần tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, nâng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đối với các DNVVN để họ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh những hình thức tài trợ tín dụng mà VIB đã thực hiện như cho vay bảo lãnh, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua thì Ngân hàng cần đa dạng những phương thức tài trợ cho DNVVN, những hình thức cung ứng tín dụng mà VIB nên phát triển trong thời gian tới là cung ứng tín dụng thông qua cho vay chiết khấu, cho vay cầm cố và bảo lãnh thương phiếu hoặc góp vốn liên doanh, liên kết.

Tốc độ phát triển kinh tế hiện nay cho thấy sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh ngày càng được đề cao, chữ tín luôn được coi trọng vì vậy tín

dụng thương mại cũng được mở rộng ra và thương phiếu đã xuất hiện khi phát sinh quan hệ này. Đó là các giấy tờ có giá ngắn hạn, chưa đến thời hạn thanh toán được đem chiết khấu hay cầm cố tại Ngân hàng khi doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu đột xuất, thực hiện nghiệp vụ này tức là Ngân hàng chấp nhận cho các doanh nghiệp vay với số tiền thấp hơn giá trị thương phiếu và Ngân hàng sẽ hưởng lãi từ khoản chênh lệch này.

Bên cạnh đó, hình thức góp cổ phần liên doanh, liên kết cũng rất hiệu quả, đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Thông qua hình thức này, Ngân hàng sẽ mở rộng được tín dụng, đa dạng hóa đầu tư đồng thời có thể giám sát món vay và tạo ra được cơ hội thu lợi nhuận cao hơn vì khi nắm giữ cổ phần thì cổ tức thu được thông thường cao hơn lãi suất cho vay.

Cùng với đa dạng hóa các hình thức tín dụng, VIB cần phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với các DNVVN. Điều này vừa tạo tiện ích cho khách hàng khi quan hệ với Ngân hàng, giúp Ngân hàng thu hút khách hàng cũng như tạo mối dây liên hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp qua những tài khoản ký thác và cho phép hình thành những đảm bảo tài chính an toàn cho Ngân hàng.

3.2.2 Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá chính xác được việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng DNVVN có đúng như kế hoạch đề ra không, kết quả thực hiện đạt được ở mức độ nào thì hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng mở rộng cần được hoàn thiện và sử dụng một cách đầy đủ.

3.2.3 Đảm bảo đúng quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án.

Mục đích của tín dụng là đầu tư bổ sung vốn cho khách hàng phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng để chủ trương mở rộng tín dụng của VIB đối với các DNVVN được thành công thì một trong những vấn đề cần

quan tâm là hoạt động tín dụng phải tuân theo đúng quy trình , không bỏ qua, không làm tắt, đặc biệt chú trọng vào công tác thẩm định dự án nhằm có được những quyết định đúng đắn nhất về khách hàng cũng như dự án đầu tư.

Việc thẩm định tín dụng tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: phương án, dự án vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nguyên tắc tín dụng theo quy định cụ thể đối với từng loại tín dụng đó, đảm bảo chắc chắn rằng sau khi phát tiền vay Ngân hàng sẽ thu hồi được nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn mà Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hồ sơ , thủ tục vay vốn của khách hàng phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì nó đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

Những tồn tại nhất định trong công tác thẩm định chủ yếu do trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao, vì vậy trong thẩm định, cán bộ tín dụng cần tập trung một số vấn đề sau:

- Năng lực pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp: là các quyết định thành lập đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, là khả năng độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ vốn vay.

- Đánh giá về uy tín, tư cách của doanh nghiệp nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan của doanh nghiệp gây ra để có thể phát hiện ra âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Muốn vậy cần xem xét uy tín của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp, quan hệ thanh toán với bạn hàng.

- Thẩm định về phương diện thị trường nhằm phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm về mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã, thị hiếu của người tiêu dùng, xem xét các hợp đồng về số lượng sản phẩm, chủng loại, giá cả hàng hóa cho một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất, cần mở rộng thị

trường tiêu thụ để chủ động trong việc bán hàng, tránh sự ứ đọng về hàng hóa. - Đặc biệt khâu thẩm định dự án có ý nghĩa quyết định đến việc cấp tín dụng vì hiện nay các Ngân hàng chủ yếu dựa vào tính khả thi, hiệu quả của các dự án đầu tư để ra quyết định cho vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính thông qua các chỉ tiêu như: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn, hoặc dựa vào các chỉ tiêu như lãi kép, giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Thẩm định về phương diện kỹ thuật nhằm đánh giá quy mô của dự án có phù hợp với năng lực tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không, thẩm định về mặt số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục của thiết bị, dây chuyền sản xuất và năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mô dự án. Thẩm định địa điểm xây dựng dự án theo các yêu cầu: có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ chính hay tiện lợi về giao thông vận tải hay không.

Ngoài những nội dung trên, khi thẩm định còn có các yếu tố như môi trường xã hội, thẩm định về phương diện tổ chức quản lý thực hiện và vận hành dự án. Trong quá trình thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn của doanh nghiệp, nếu có vấn đề nào đó mà cán bộ Ngân hàng chưa có đủ điều kiện hoặc trình độ để thẩm định thì cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ để thẩm định đạt được chất lượng cao như: thẩm định về phương diện kỹ thuật, thị trường của những dự án trung, dài hạn.

Để công tác thẩm định được đầy đủ, chính xác, VIB cần thu thập thông tin từ nhiều phía, trên nhiều phương diện, ngoài những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, Ngân hàng cần phải thu thập thông tin từ bên ngoài như thông tin về chiến lược phát triển quy hoạch vùng, lãnh thổ, thông tin thị trường, bạn hàng hoặc thông tin từ những cơ quan có liên quan với các DNVVN, thông qua đó, cán bộ tín dụng phân tích, xử lý thông tin để có thể

đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong công tác tín dụng.

Cuối cùng, tư tưởng của tất cả các cán bộ tín dụng phải được quán triệt rằng chỉ một sự coi nhẹ trong việc thực hiện quy trình tín dụng, thẩm định dự án không đúng nguyên tắc sẽ gây thiệt hại cho bản thân ngân hàng, cho chính các doanh gniệp và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền lợi của bản thân và cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 78)