Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng Ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 84)

T Loại khách Loại tài sản bảo đảm

3.2.5Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng Ngân hàng

Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, và trong hoạt động cho vay nói riêng, yếu tố này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến

trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Trong thực tế, do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường, sự khó khăn trong công tác cho vay thì đòi hỏi cán bộ tín dụng có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi và cả những kiến thức khác một cách thường xuyên, để có được điều này thì VIB cần tổ chức thi tuyển nhân viên đầu vào một cách công bằng, lựa chọn những người thực sự có năng lực, có trình độ, ưu tiên những người đã từng làm công tác tín dụng. Đối với những cán bộ tín dụng lâu năm phải có kinh nghiệm nắm bắt nhanh các chủ trương chính sách của VIB, cũng như của Đảng, Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, VIB cần có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế thị trường, đáp ứng tính cập nhật của những vấn đề kinh tế hiện đại. Nhưng khả năng của mỗi người có hạn nên không thể một lúc tiếp thu được tất cả các kiến thức tổng hợp nên Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu.

Đối với những cán bộ quản lý kinh doanh thì không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng mà cần nắm chắc tất cả các nghiệp vụ khác của Ngân hàng, có khả năng phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế một cách tổng hợp, sắc bén, có kinh nghiệm thực tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thêm vào đó công tác quản lý đòi hỏi cần có nghệ thuật quản lý, công tác tổ chức cán bộ cần có tính chuyên sâu trong công việc, mỗi người phụ trách một công việc cụ thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của

mình, mọi nhân viên kinh doanh nghiêm túc thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của Ngân hàng với một tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra việc nâng cao trình độ của cán bộ quản lý thì bộ phận cán bộ tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng cần được chú trọng một cách đặc biệt vì đây là những người có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng cho vay.

Đội ngũ này tham gia giao tiếp với khách hàng, thẩm định dự án đầu tư và đề xuất với cán bộ lãnh đạo ra các quyết định nhưng những quyết định này lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ tín dụng này. Do đó ngoài những tiêu chuẩn về nghiệp vụ chung đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có lập trýờng tý týởng vững vŕng, không bị cám dỗ bởi những lợi ích cá nhân mŕ gây thiệt hại cho Ngân hŕng, để những đánh giá, thẩm định của cán bộ tín dụng mang tính khách quan, thẳng thắn. Lŕ những ngýời trực tiếp phụ trách các khoản vay nęn các cán bộ tín dụng phải sâu sát thực tế, có hiểu biết nhất định về pháp luật, thị trýờng, kỹ thuật tinh tế trong việc kiểm tra, phát hiện những hŕnh vi lừa đảo của khách hŕng hoặc những biểu hiện thiếu trung thực bằng cách trắc nghiệm, thăm dò. Trước những khó khăn của các DNVVN, nếu có thể giúp được, cán bộ Ngân hàng phải nhiệt tình, không ngại vất vả, kiên trì giúp đỡ hết mình, tạo mối quan hệ thiện cảm, lâu dài giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

Ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với người làm công tác tín dụng, gắn lợi ích của cán bộ tín dụng với hiệu quả đầu tư tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Quy chế thưởng phạt phải gắn liền với hiệu quả làm việc đồng thời phải có quy định cụ thể và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay của

VIB gây ảnh hưởng đến lòng tin của các DNVVN, làm mất uy tín của Ngân hàng. Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, tổ chức các cuộc thi đua cán bộ có tay nghề giỏi nhằm khuyến khích không khí làm việc hiệu quả trong Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank (Trang 84)