Mỗi phương pháp định giá có những tác dụng khác nhau đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung và đối với công tác phân tích đánh giá của nhà quản trị nói riêng. Phương pháp định giá bán sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư công nghệ Intercom Việt Nam có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng mang những hạn chế nhất định. Trong thời điểm hiện nay, việc xác định giá bán như trên có thể đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Vì thế để đánh giá được phương pháp định giá trên một cách toàn diện, có thể sử dụng mô hình SWOT như sau:
S (Strength – Điểm mạnh):
- Căn cứ định giá khá chắc chắn vì dựa trên giá thành kế hoạch bao gồm giá vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Xác định được giới hạn (định mức) vật tư, chi phí nhân công, chi phí bán hàng và quản lý không được vượt quá từ đó doanh nghiệp có cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
- Phương pháp tính giá ổn định nên có thể thay đổi giá bán khi có sự thay đổi về cơ cấu vật tư sử dụng trong sản xuất, chi phí nhân công hay chi phí sản xuất chung. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho xác định giá bán sản phẩm theo đơn đặt hàng.
O (Opportunities – Cơ hội)
- Giá bán được xác định một cách ổn định giúp công ty giữ được các khách hàng quen tiếp tục đặt sản phẩm.
- Giá bán dựa trên cơ sở giá thành do đó sẽ cạnh tranh được với giá của các doanh nghiệp khác trên thị trường, tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty thâm nhập vào các thị trường mới, tìm kiếm khách hàng mới.
- Do vật tư được cung cấp trên thị trường với giá cả hợp lý nên doanh nghiệp có thể tìm được biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm hoặc ổn định giá thành, giúp tối đa hóa lợi nhuận.
- Số lượng các loại vật tư để sản xuất ra một sản phẩm thường lớn, do đó khi tính toán định mức vật tư có thể có nhầm lẫn, sai sót, gây chậm trễ cho việc tính giá. - Số lượng sản phẩm lớn nên việc tính giá thành của tất cả sản phẩm mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến công tác phân tích, đánh giá của công ty.
- Do giá thành định mức thường dựa trên cơ sở số liệu trong quá khứ: giá vật tư, chi phí nhân công của kỳ trước, nên tại thời điểm áp dụng giá bán, lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp không đạt được mức như mong muốn.
- Công ty chưa có chiến lược giá cụ thể đối với sản phẩm mới, và chưa tính đến giá bán nội bộ giữa các phân xưởng
T (Threats – Thách thức)
- Trong thời điểm hiện nay, khi giá cả lao động, chi phí điện, nước, giá cả vật tư có xu hướng tăng cao, việc xác định giá bán theo giá thành có thể dẫn đến việc phải tăng giá bán sản phẩm, nếu doanh nghiệp xử lý không hợp lý thì có thể sẽ mất khách hàng, làm giảm lợi nhuận mong muốn.
- Hiện nay, nhiều khách hàng có yêu cầu khác nhau đối với sản phẩm được đặt hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán giá bán sản phẩm một cách linh hoạt để trách gây ra mâu thuẫn.