MỘT SỐ NHÂN TỐ TỚI CPI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình VAR phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố trên thị trường tới CPI Việt Nam thời kỳ 2007 - 2011 (Trang 43 - 44)

Lạm phát của Việt nam từ năm 2007 đến nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan, do tác động của cả nhân tố trong nước lẫn nhân tố nước ngoài, có những nguyên nhân trực tiếp và cả gián tiếp. Sau đây là một số nguyên nhân gây lạm phát nổi bật.

3.1.1. Nhóm yếu tố trong nước

3.1.1.1. Đầu tư công kém hiệu quả

Trong thời gian vừa qua, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chính phủ đã có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng đất nước và liên tục bị bội chi ngân sách trong nhiều năm. Nguồn thu ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.

Vay nợ là một trong những giải pháp mà chính phủ lựa chọn để bù đắp thâm hụt ngân sách. Phần lớn nguồn vay nợ của Chính phủ là vay nợ nước ngoài trong dài hạn, việc này sẽ gây sức ép nghiêm trong lên tỷ giá và đến lượt tỷ giá gây sức ép và làm

tăng lạm phát trong nước. Bên cạnh đó chính sách tài khóa nới lỏng đã kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao nhưng kéo theo đó CPI cũng gia tăng.

Hình 3.1: Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010

(Nguồn: website Bộ Tài Chính)

Vốn đầu tư chảy vào nền kinh tế chủ yếu thông qua kênh dẫn là các doanh nghiệp nhà nước và dự án đầu tư do nhà nước quản lý. Đầu tư nhiều song hiệu quả thấp, cộng với tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát tài sản nhà nước, đầu tư sai mục đích,…đã và đang là những nhân tố đẩy giá thành sản phẩm của khu vực nhà nước lên cao và kéo theo việc tăng chi phí đầu vào của cả nền kinh tế.

Hình 3.2 : Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình VAR phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố trên thị trường tới CPI Việt Nam thời kỳ 2007 - 2011 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w