Bảng 3.1: Mức lương tối thiểu chung từ năm 2007 đến 2011

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình VAR phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố trên thị trường tới CPI Việt Nam thời kỳ 2007 - 2011 (Trang 46)

Mức lương

tối thiểu 450 540 650 730 830

(nguồn: wikipedia.com)

3.1.1.6. Vai trò điều hành của NHNN và sự phối hợp của các cơ quan chức năng

NHNN đã bị động và đôi khi chủ quan trong thực thi các chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Sự bị động này một phần là do NHNN thiếu tính độc lập và tự chủ trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ. Thường trước khi thông qua các quyết định, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính Phủ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai chính sách tiền tệ, trong khi đó chính sách tiền tệ luôn có một độ trễ nhất định.

3.1.1.7. Tăng giá điện, xăng dầu

Xăng và điện là 2 mặt hàng nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dùng. Chính vì thế mà việc tăng giá xăng dầu và tăng giá điện tác động làm tăng giá hầu hết các mặt hàng trong nền kinh tế. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm, gây ra hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy.

3.1.2. Nhóm yếu tố nước ngoài

3.1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu gia tăng

Chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông qua việc làm tăng giá các sản phẩm đầu ra. Xét từ năm 2007 trở lại đây, chỉ số giá nguyên liệu thế giới đạt tốc độ tăng cao ngất ngưỡng trong khoảng 20-30%. Điều này đã dẫn đến giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào gia tăng và tác động làm thổi bùng lạm phát trong những năm vừa qua tại Việt Nam.

Kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi thì sản xuất sẽ tăng lên và nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trên thế giới sẽ tăng lên. Và khi nhu cầu tăng lên

thì chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào mà chúng ta bị phụ thuộc vào nước ngoài cũng sẽ tăng lên tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí đầu vào. Đó cũng chính là tác động của lạm phát do chi phí đẩy trong điều kiện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà Việt Nam buộc phải chấp nhận.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ với hàng loạt công ty phá sản hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Cuộc khủng hoảng này đã đánh vào lòng tin của các nhà đầu tư khiến họ phải tìm cách hạn chế rủi ro. Các nhà đầu tư bắt đầu chuyển vốn của họ vào các nước đang phát triển để chia sẻ bớt thiệt hại và rủi ro

Dưới tác động của chính sách giảm giá USD và giảm nguồn vốn đầu tư quốc tế của Mỹ, giá các mặt hàng cơ bản tính bằng USD trên trường quốc tế như dầu, lương thực, nguyên-nhiên vật liệu đã tăng mạnh. Trong khi đó, hơn 70% nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc tăng giá thành sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng là khó tránh khỏi.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam còn thể hiện qua thâm hụt mậu dịch. Xét về góc độ sức mua thì lạm phát cao và tỷ giá hối đoái dài hạn luôn song hành với nhau. Việt Nam đồng mất giá làm tăng thêm áp lực lạm phát. Xét theo tầm vĩ mô, lạm phát cao làm cho giá thành sản phẩm tăng, làm giảm lợi nhuận và thanh khoản của doanh nghiệp. Tình trạng này đã làm cho hàng nhập khẩu tăng mạnh, từ đó thâm hụt mậu dịch của Việt Nam càng tăng nhanh.

3.2. Lựa chọn và đánh giá các biến đưa vào mô hình

Mục đích chính của phần này là xây dựng một mô hình VAR cơ bản - mô hình được sử dụng phổ biến để dự báo các hệ thống chuỗi thời gian có liên quan với nhau và để phân tích tác động ngẫu nhiên đối với hệ thống của các biến số. Phương pháp VAR khắc phục nhược điểm của mô hình cấu trúc bằng cách xử lý mỗi biến nội sinh như là một hàm các giá trị trễ của tất cả các biến số nội sinh trong hệ thống.

3.2.1. Lựa chọn biến cho mô hình

Dựa trên cơ sở những khái niệm và phân tích của chương 1, chương 2, những nhân tố đã được kiểm định trong các mô hình trước và tính khả dụng của chuỗi số

liệu, chuyên đề đã lựa chọn ra 7 biến sau đây để đưa vào mô hình VAR:

1. Chỉ số giá tiêu dùng: kiểm định lạm phát kỳ trước và kỳ vọng lạm phát của người dân tác động đến lạm phát

2. Tốc độ tăng cung tiền trên thị trường M2: xem xét tốc độ gia tăng cung tiền nội tệ có ảnh hưởng lớn đến lạm phát

3. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp: xem xét sự gia tăng tổng cầu có ảnh hưởng tới lạm phát

4. Giá lương thực: Việt Nam là nước nông nghiệp, giá lương thực là một nhân tố quan trọng trong giỏ hàng hóa của nước ta. Đồng thời, giá lương thực cũng có thể là một nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát

5. Giá vàng: xem xét việc tăng giá vàng có ảnh hưởng tới mức tăng CPI hay không ? và liệu có tác động theo chiều ngược lại

6. Giá USD: xem xét mức ảnh hưởng của yếu tố ngoại hối ảnh hưởng tới lạm phát

7. Giá xăng: Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Hơn nữa xăng là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành kinh tế nên giá xăng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lạm phát

Bảng 3.2: Các nhân tố sử dụng trong mô hình VAR

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình VAR phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố trên thị trường tới CPI Việt Nam thời kỳ 2007 - 2011 (Trang 46)