Thường thì chính sách tiền tệ của chính phủ thường có độ trễ nhất định lên nền kinh tế. Chính vì vậy mà chính sách tiền tệ theo hướng kích cầu của chính phủ một vài năm trước đây bây giờ mới phát huy “hiệu quả” của nó.
Từ đầu năm 2009, chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các phần: một là gói hỗ trợ lãi suất 4%; hai là gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết; ba là gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp và bốn là đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp.
Về cơ bản, gói kích thích kinh tế này đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, góp phần quan trọng làm cho hệ thống NHTM được cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên thì gói kích thích kinh tế cũng bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy. Đó là việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ lạm phát, đồng thời gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. Góp phần đẩy lạm phát lên cao trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra do việc quản lý lỏng lẻo và không mạnh tay với hệ thống ngân hàng của chính phủ đã khiến cho các NHTM lạm dụng vay thiếu đảm bảo và cho vay mang tính đầu cơ cao trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán. Các kỹ năng nghiệp vụ hoạch toán lãi giả - lỗ thật trong hoạt động của một số NHTM nếu không được nhận diện và xử lý kịp thời sẽ rất dễ tạo ngòi nổ nhạy cảm cho các chấn động tài chính ở nước ta trong tương lai.
3.1.1.3. Chính sách mở cửa của Việt Nam:
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh, kéo theo lượng USD trong lưu thông tăng mạnh. Vì vậy để giữ được sức cạnh tranh trong xuất khẩu, chính phủ đã lựa chọn biện pháp can thiệp bằng thị trường mở. NHNN đã tung ra
lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ, điều này khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trưởng hơn 100%. Dự trữ ngoại tệ tăng quá nhanh làm cho lượng cung ứng tiền tệ theo nghĩa rộng hàng năm phải tăng 20-30%, thúc đẩy vật giá trong nước tăng cao.
Đến tháng 8 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lần đầu tiên ở mức 2 con số kể từ tháng 4/2004. Đến tháng 10/2007, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc khống chế tỷ giá hối đoái, cho phép đồng Việt Nam tăng giá. Kết quả, đồng Việt Nam đã tăng giá rất mạnh, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007, dẫn đến tình trạng lạm phát.
3.1.1.4. Yếu tố tâm lý, làm giá, đầu cơ
Giá cả của một số mặt hàng (nhất là các mặt hàng độc quyền) ở Việt Nam tăng chưa hẳn là do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa thật tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ, tăng giá. Khi giá tăng rồi thì sẽ không giảm hoặc giảm rất chậm trong khi cơn sốt giá quốc tế đã hạ nhiệt. Điều này đã gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, giảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh thị trường, thậm chí còn làm suy giảm lòng tin, độ tín nhiệm của dân chúng và doanh nghiệp vào năng lực điều hành của chính phủ.
Có một thực tế là trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà Doanh nghiệp nhà nước chiếm thị phần lớn đã xuất hiện hành vi độc quyền và lợi dụng vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Những việc làm không có lợi cho nền kinh tế đã xuất hiện như áp đặt giá cả, ép giá khi thu mua, tăng hoặc giảm giá thiếu căn cứ, lũng đoạn thị trường…
3.1.1.5. Thu nhập của người dân
Thu nhập của người dân trong những năm vừa qua luôn tăng lên đã góp phần làm tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác:
Bảng 3.1 : Mức lương tối thiểu chung từ năm 2007 đến 2011