4. Các hệ thống hỗ trợ chuỗi cung ứng
4.4 Quản lý tồn kho (IM)
4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho?
Cực tiểu đầu tư tồn kho. Phục vụ khách hàng tốt nhất.
Bảo đảm hoạt động hiệu quả ở các bộ phận. Chi phí đơn vị thấp.
Xoay vòng tồn kho cao. Quan hệ cung ứng tốt. Cung ứng liên tục.
4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm từ 40% đến 50%). Do đó, việc quản lý tồn kho là một kết quả quan trọng trong hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Tồn kho rất cần thiết khi có sự không đồng bộ giữa cung và cầu cho một công ty hoạt động. Tồn kho cho phép sản phẩm sẵn có tức thời hay trong thời gian hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tồn kho giúp ổn định nguồn lực cho toàn công ty
4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng
4.4.3.1 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : Số lượng cần đặt hàng. Số lượng cần đặt hàng. Thời điểm đặt hàng. Mức độ tồn kho an toàn. 4.4.3.2 Quản lý tồn kho bán thành phẩm : Số lượng bán thành phẩm tồn kho. 4.4.3.3 Quản lý tồn kho thành phẩm : Số lượng thành phẩm tồn kho. Mức độ phục vụ khách hàng. 4.4.3.4 Kết luận cho quản lý tồn kho
Mỗi loại tồn kho sẽ có mô hình tồn kho riêng. Việc quyết định mô hình cho các loại tồn kho thì rất phức tạp, bởi vì phải xác định mô hình sao cho giữa các chiến lược sản xuất, phân phối và tồn kho để có thể giảm được chi phí tồn kho cho hệ thống và nâng cao mức độ phục vụ với khách hàng. Vì thế việc quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng là rất cần thiết.
4.5 Hệ thống sản xuất tinh gọn (LPS) 4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì? 4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì?
Sản xuất tinh gọn là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng cường sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất và dẫn đến xây dựng hệ thống sản xuất không có dư thừa.
4.5.2 Mục tiêu của sản xuất tinh gọn
Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữ hình không cần thiết bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu.
Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
Mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ởau tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng tời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết).
Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian đứng máy.
Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
Sản lượng: nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có.
4.5.3 Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn
Nhận thức về sự lãng phí: Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ gốc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ.
Chuẩn hóa qui trình: Sản xuất tinh gọn đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là qui trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung , trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
Quy trình liên tục: Tinh gọn thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
Sản xuất "Kéo": Còn được gọi là sản xuất vừa đúng lúc (Just-in-time) , sản xuất kéo chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
Liên tục cải tiến: Tinh gọn đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.
Chất lượng từ gốc: Tinh gọn nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.
4.5.4 Trọng tâm của sản xuất tinh gọn
Sản xuất hàng loạt Sản xuất tinh gọn
Định hướng hoạch định
• Theo nhà cung cấp. • Các đơn hàng được đưa
tới nhà máy dựa trên hoạch định/ dự báo sản xuất
• Theo khách hàng.
• Các đơn hàng đến với nhà máy dựa trên yêu cầu khách hàng hay nhu cầu của công đoạn kế tiếp. Quy mô
mỗi lô
Lớn Nhỏ
Kiểm soát chất lượng
Nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên
Công nhân kiểm tra trên chuyền
Hàng tồn kho
Tập hợp sản phẩm dở dang giữa các công đoạn sản xuất.
Không có hoặc rất ít sản phẩm dở dang giữa các công đoạn sản xuất.
Bàn giao bán thành phẩm
Vật liệu sau mỗi khâu được tập trung bào kho bán thành phẩm trước khi được đưa vào khâu kế tiếp
Vật liệu được bàn giao trực tiếp từ mỗi khâu cho khâu kế tiếp.
Thời gian chu kỳ
Chu kỳ sản xuất sẽ mất nhiều thời gian hơn thời gian thực sự dành cho việc xử lý vật liệu.
Chu kỳ sản xuất được rút ngắn gần bằng thời gian dành cho việc xử lý vật liệu.
4.5.5 Các bước thực hiện và thước đo mức độ thành công trong sản xuất tinh gọn
Bảng chỉ số đo lường mức thành công khi áp dụng sản xuất tinh gọn Chỉ số đo lường mức độ thành công
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3
• Thời gian thực hiện công việc
• WIP
• Thời gian di chuyển • Cừơng độ công việc
• Năng suất • Phân phối
• Thời gian khởi động • Thời gian thực hiện • Thời gian hoạt động
• DPPM của quá trình • Tăng lên trong tải công
việc
• Tăng số lượng
• Hình thành sản phẩm mới
4.5.6 Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ sản xuất tinh gọn
"Sản xuất Tinh gọn" được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại. Trong những ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của côngnhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hàng máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ơ các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.
Vì "Sản xuất Tinh gọn"loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên "Sản xuất Tinh gọn"đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống hoạhc định yêu cầu vật từ (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất
"Sản xuất Tinh gọn"cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tời mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.
4.6 Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP I) 4.6.1 Khái niệm 4.6.1 Khái niệm
Hệ thống họach định nhu cầu vật tư là hệ thống hoạch định nhu cầu cho các vật tư phụ thuộc.
Hệ thống điều chỉnh dòng nguyên liệu, bán phẩm thõa mãn lịch sản xuất thành phẩm, bảo đảm sẵn sang nguyên vật liệu cho kế họach sản xuất và phấn phối, duy trì mức thấp nấht các vật tư phụ thuộc, là hệ thống hoạch định nhu cầu theo thời gian.
Hoạch định nhu cầu vật tư là sự phối hợp phương pháp tồn kho truyền thống, trong đó nhấn mạnh đến số lượng, với yếu tố quan trọng khác là thời gian. Thông qua định kì thời gian nhu cầu tồn kho được phát biểu bằng thuật ngữ thời gian cộng số lượng. Nhờ vào MRP người sử dụng có được thông tin quí giá mà phương pháp cũ không nói lên được là:
Khi nào thì khách hàng yêu cầu và nhu cầu phải được thỏa mãn, nhu cầu này có thể là cần trong một khảng thời gian nào đó hay là tất cả đều cần ngay trong một lúc.
Khi nào thì lượng dự trữ cạn kiệt.
Khi nào thì đơn hàng bổ sung phải được gửi đi (phát đơn hàng). Khi nào thì số đơn hàng đặt về đến nơi (nhận hàng).
Mục tiêu chính của MRP là cho ta thông tin để biết khi nào cần phát đơn đặt hàng. Nó được áp dụng trong trong việc mua hàng ngoài và cả trong việc đặt hàng nội bộ bên trong xí nghiệp
4.6.2 Ưu điểm
MRP rất hữu ích trong môi trường sản xuất : Phức tạp và không chắc chắn
Đơn đặt hàng của khách đến thất thường Lượng đặt hàng biến đổi
Thời gian chờ biến đổi
Thành phẩm được lắp ráp theo đơn đặt hàng
4.7 Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II) 4.7.1 Giới thiệu
Hoạch định nguồn lực sản xuất (Manufacturing Resource Planning-MRPII) là một phương thức giúp hoạch định hiệu quả các nguồn lực của công ty. Trong nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh được tính hiệu quả của MRPII trong việc nâng cao khả năng hoạch định của doanh nghiệp, từ đó giúp tăng mức độ phuc vụ khách hàng, tăng khả năng quản lý,tăng khả năng kiểm soát, giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao được chất lượng và độ ổn định của hoạt động sản xuất, xây dựng được sự liên kết trong các dòng chảy nguyên vật liệu, dòng chảy thông tin và dòng chảy chi phí, từ đó giúp giảm thiểu chi phí, tối ưu lượng dự trữ nguyên vật liệu, giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng, rút ngắn thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất. Đồng thời với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, những thay đổi yêu cầu về thời gian đặt hàng, thời gian giao hàng ngày càng ngắn, lượng đặt hàng nhỏ nhưng thường xuyên, đòi hỏi các công ty cần đưa ra những biện pháp nhằm đáp ứng được những yêu cầu đó, đồng thời tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
KHALID SHEIKH, trong cuốn "Manufacuring Resource Planning (MRPII) with introduction to ERP, SCM, và CRM", đã đưa ra những lợi ích mà hệ thống MRPII mang lại như sau:
Với khả năng hoạch định và kiểm soát tuyệt vời, hệ thống có thể chỉ ra cái gì nên đặt hàng và khi nào, đồng thời chỉ ra khi nào những chi tiết trễ sẽ ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến những khía cạnh của sản xuất.
Lợi nhuận sẽ được gia tăng do việc quản lý sản xuất và quản lý phân phối tốt hơn. Chi phí sẽ được giảm thiểu bởi năng lực quản lý được cải thiện.
Giảm được mức tồn kho nguyên vật liệu, mức tồn kho bán phẩm cũng như thành phẩm, từ đó giảm lượng tiền đầu tư và tiết kiệm được không gian.
Ngoài ra hệ thống MRPII với đầy đủ thông tin được tích hợp sẽ cực kỳ hữu ích cho cả nhà quản lý, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.
Khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào thỏa thuận đặt hàng đối với nhà sản xuất khi có một hệ thống hoạch định tin cậy.