CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IBS VIỆT NAM
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Do đặc thù kinh doanh nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, trong đó phải kể đến là các khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ứ đọng vốn. vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lưu động. công ty cũng cần phải sử dụng thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty như số vòng quay vốn lưu động, hệ số thanh toán, số vòng chu chuyển…
3.2.2.1 Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu
Do thực hiện chính sách bán hàng chậm trả nên các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động của công ty, vì vậy quản lý tốt các khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:
- Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng mua bán: cần quy định rõ ràng thời gian và phương thức thanh toán, đồng thời luôn giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng, phải gắn trách nhiệm của khác hàng thông qua các hợp đồng, thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán. Bên cạnh đó cần có những ràng buộc bán chậm trả để lành mạnh hóa các khoản nợ như: yêu cầu kỹ quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba ( ngân hàng )… đồng thời thường xuyên thu thập các thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh cung cấp để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả.
- Trong công tác thu hồi nợ: hàng tháng, công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán cũng là một biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ. cần phân loại các khoản nợ thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ đó.
- Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: công ty cần phân loại và tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. đồng thời cũng cần có những chính sách linh hoạt, ềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. đối với những khách hàng uy tín, truyền thống, trường hợp họ tạm thời khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ, còn đối với những khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong thanh toán thì coogn ty cần có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các tòa kinh tế để giải quyết các khoản nợ.
- Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2.3 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên một cách hợp lý
Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ giúp công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh, tránh để ứ đọng vốn, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.