TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 533,029,431 (269,873,722) 1,158,400,719
(*)
( Nguồn: phòng tài chính kế toán – công ty cổ phần IBS Việt Nam)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình thu nhập và chi phí hoạt động của công ty trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2009 là 7.671 triệu đồng, sang năm 2010, con số này giảm xuống còn 6.187 triệu đồng, bằng 81% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu của công ty là 13.842 triệu đồng, tăng vượt bậc so với hai năm trước
( gấp 1.8 lần so với năm 2.2 lần so với năm 2010). Nguyên nhân là do trong năm 2011, công ty kí được một số hợp đồng quan trọng với các đối tác lớn như công ty cổ phần thiết bị viễn thông Song Tín Hà Nội, công ty cổ phần Viễn Tín, nhận lắp đặt thiết bị cho các tòa nhà lớn như Keang Nam, Deawoo… Giá vốn hàng bán năm 2010 cũng giảm so với năm 2009, nếu như năm 2009, con số này là 5.292 triệu đồng thì năm 2010 chỉ còn là 4.390 triệu đồng, giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên năm 2011, con số này đã tăng lên 9.676 triệu đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010, cho thấy sự đầu tư đáng kể của công ty cho hoạt động kinh doanh. Điều này kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2010, nhưng lại có sự khởi sắc trong năm 2011. Trong ba năm này, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng dần và có sự tăng rõ rệt trong năm 2011, cụ thể, năm 2009, công ty đạt doanh thu 22 triệu đồng, sang năm 2010 là 46 triệu đồng và đến năm 2011, con số này là 344 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng theo đó mà có sự tăng lên, làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động trong 3 năm này. Năm 2009, lợi nhuận thuần của công ty là 620 triệu đồng, đến năm 2010, công ty đã thua lỗ 412 triệu đồng, nhưng sang năm 2011, công ty đã lấy lại được vị thế của mình với lợi nhuận thuần đạt 1.591 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã đưa ra được những chính sách
hợp lý trong năm 2011, giúp công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ và ngày càng phát triển hơn. Thu nhập khác của công ty trong năm 2010 và 2011 tăng lên khiến cho khoản lỗ của công ty năm 2010 giảm xuống và lợi nhuận thuần của công ty năm 2011 tăng lên. Khoản thu nhập này chủ yếu là do một số thiết bị được bán thanh lý. Chi phí thuế của năm 2009 là 87 triệu, nhưng sang năm 2010, con số này chỉ là 10 triệu và đến năm 2011, do làm ăn có lãi, công ty đã phải trả chi phí thuế là 433 triệu. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2011 đã cho thấy công ty làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2009 và 2010.
Bảng 2.3: Cơ cấu tài chính của công ty cổ phần IBS Việt Nam
Đơn vị: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh
lệch so với năm trước Năm 2011 Chênh lệch so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Nợ phải trả 4,083,647 57 5,394,447 57 1,310,800 11,949,323 52 6,554,875 2 Vốn chủ sở hữu 3,076,140 43 4,149,772 43 1,073,631 10,848,215 48 6,698,443 3 Tổng nguồn vốn 7,159,787 9,544,219 2,384,431 22,797,538 13,253,319 4 TSCĐ và đầu tư dài hạn 4,177,434 58 5,445,311 57 1,267,8 77 7,423,619 33 1,978,307 5 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 4,250,727 42 4,609,976 43 359,248 14,750,674 67 10,140,698 6 Tổng tài sản 7,159,787 9,544,219 2,384,431 22,797,538 13,253,319
Qua bảng phân tích trên ta thấy, cơ cấu tài chính của công ty trong hai năm 2009 và 2010 hầu như không có sự thay đổi. Nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng 57%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 43 %. Năm 2009, nợ phải trả của công ty là 4,083 triệu đồng, năm 2010 là 5,934 triệu đồng, tăng 1,310 triệu đồng. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 1,073 triệu đồng ( từ 3,076 triệu đồng năm 2009 lên 4,149 triệu đồng năm 2010). Do vậy, tuy có sự tăng lên về tổng nguồn vốn
( năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2,384 triệu đồng ) nhưng nợ phải trả và nguồn vốn cũng tăng lên với một tỷ lệ tương ứng. Sang năm 2011, nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi. Nợ phải trả của công ty tăng lên một cách đột biến ( tăng 6,554 triệu đồng so với năm 2010 ) nhưng kèm theo đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty. Năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã lên tới 10,848 triệu đồng, tăng 6,698 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 48% tổng nguồn vốn. Điều nay cho thấy, công ty đã nỗ lực huy động nguồn tài chính để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình, đồng thời giảm thiểu nguồn nợ phải trả. Điều đó sẽ giúp công ty có sự chủ động hơn trong quá trình sử dụng nguồn vốn của mình.
Về tài sản, nguồn tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong 2 năm 2009 và 2010 luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng tài sản ( 58% trong năm 2009 và 57% năm 2010). Sang năm 2011, tổng tài sản cố định của công ty đã giảm mạnh xuống chỉ còn chiếm 33% trong tổng tài sản (tương đương với 7,423 triệu đồng). Cùng với đó là sự tăng mạnh của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, chiếm 67% ( tương đương với 14, 750 triệu đồng). Do đặc điểm hoạt động của công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn lưu động nên công ty đã tập trung chú trọng đầu tư vào nguồn vốn này, dẫn tới sự thay đổi đột ngột trong cơ cấu tài sản năm 2011.
2.3.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần IBS Việt Nam
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn cố định
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch so với năm trước Năm 2011 Chênh lệch so với năm trước Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tài sản cố định hữu hình 697,387 25 2,271,341 48 1,573,953 2,910,030 39 638,689 2 Tài sản cố định thuê tài chính - - - - - 3 Tài sản cố định vô hình - - - - -