l È i ầi ảÀ ê8ảð êẻ ảè ếổ êĐ0ũỉN êẩặ ả° ếêC“G ê
3.4.2 Kết quả phân tích kết quả dữ liệu thứ cấp về thực trạng nguồn hàng phục vụ cho phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc
cho phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc
Qua nghiên cứu thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc, thì hiện nay nguồn hàng bánh kẹo được nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia
khác nhau. Qua các dữ liệu thứ cấp ta đánh gia được nguồn hàng, chất lượng nguồn hàng và giá cả của nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu.
Về nguồn hàng
Theo dữ liệu cấp thu được hiện nay, nguồn hàng bánh kẹo ngoại tiêu thụ trên thị trường miền Bắc được nhập khẩu từ 10 quốc gia khác nhau, theo dõi bảng sau:
Bảng 3.6: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU BÁNH KẸO TỪ CÁC QUỐC GIA Quốc gia Kim ngạch NK năm
2009 (1000USD) Kim ngạch NK năm2010 (1000USD) % tăng, giảm KN sovới cùng kỳ Philippine 6 845,67 7 852,21 + 14,7 Indonesia 4 191,83 6 545,48 + 56,2 Thái Lan 4 215,00 6 378,39 + 50 Hà Lan 415,32 6 324,19 + 1.423,8 Malaysia 4 532,37 5 647,92 + 24,6 Hàn Quốc 1 640,52 2 185,46 + 33,2 Singapore 1 093,33 1 507,23 + 37,8 Trung Quốc 1 030,47 1 165,53 + 13 Đức 366,89 421,76 + 15,2 Hoa Kỳ 621,73 371,95 - 40,2 Tổng 24 953,13 38 400,12 + 55,68% Nguồn: www.vietrade.gov.vn Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy được kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia trong hai năm 2009 và 2010. Nguồn hàng bánh kẹo được nhập khẩu nhiều nhất từ Philippin với kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 6 845,67 nghìn USD và đến năm 2010 đã tăng lên là 7 852,21 nghìn USD tăng 14,7%. Tiếp đến là nguồn hàng bánh kẹo được nhập khẩu từ Malaysia với kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 4 532,37 nghìn USD và đến năm 2010 tăng lên 5 647,92 nghìn USD mức tăng 24,6%. Mức tăng kim ngạch lớn nhất trong giai đoạn 2009 – 2010 đó là kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo từ Inddonessia tăng 56.2%, tiếp đó đến Thái Lan với mức tăng là 50%. Như vậy trên thị trường hiện nay đang tiêu thụ nguồn hàng bánh kẹo lớn nhập khẩu từ các nước Philippine, Indonesia, Thái Lan, Hà Lan, Malaysia và Hàn quốc. Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ một số nước tăng nhẹ như Trung Quốc, Đức có kim ngạch nhập khẩu còn thấp, và có nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Hoa Kì có xu hướng giảm mạnh, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 621,73 nghìn USD đến năm 2010 chỉ còn 371,95 nghìn USD giảm 40,2%. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về bánh kẹo nhập khẩu thì cần mở rộng thị trường hơn nữa, không chỉ tập trung ở các
thành phố lớn là còn phần phối bánh kẹo về các tỉnh lân cận để phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu nói riêng và phát triển thương mại của ngành bánh kẹo nói chung.
Về chất lượng
Qua các nguồn tin và dữ liệu thứ cấp thu được thì hiện nay chất lượng bánh kẹo nhập khẩu đang làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Quan niệm của người Việt Nam là hàng ngoại hay bánh kẹo ngoại là có chất lượng tốt và đảm bảo. Tuy nhiên, vào cuối năm 2010 và dịp tết Tân Mão 2011 Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà nội đã tổ chức kiểm tra thị trường bánh kẹo thực phẩm sản xuất và nhập khẩu. Qua điều tra, Chi cục đã phát hiện ra 500kg bánh kẹo không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra trên thị trường Hà Nội có nhiều loại bánh kẹo nhập lậu từ Trung Quốc được các công ty nhập khẩu đóng gói lại thành dạng hộp giấy và hộp thiếc với giá bán 100.000d/ hộp được ghi trên vỏ hộp có xuất xứ từ Singapore, Malaysia.[16] Điều này đã làm cho người tiêu dùng hoang mang và phải suy nghĩ khi sử dụng bánh kẹo nhập khẩu ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc. Hơn nữa chất lượng bánh kẹo trong nước đang dần chiếm lòng tin của khách hàng cùng với việc phát động các chiến dịch “người Việt dùng hàng Việt” đã gây khó khăn cho phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu. Vậy cần tăng cường kiểm tra, kiểm định chất lượng nguồn hàng nhập khẩu để vừa thúc đẩy phát triển thương mại bánh kẹo trong nước vừa thúc đẩy phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu, đạt được sự phát triển hài hòa giữa bánh kẹo nội và bánh kẹo ngoại.
Về giá cả
Giá cả là vấn đề mà người tiêu dùng rất quan tâm. Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam luôn thích hàng hóa vừa rẻ lại có chất lượng tốt. Đối với bánh kẹo nhập khẩu từ nước ngoài phải trải qua nhiều khâu trung gian và chi phí vận chuyển nên giá bánh kẹo nhập khẩu thường cao hơn so với bánh kẹo sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới là điều kiện thuận lợi cho thương mại mặt hàng này. Năm 1995, Việt Nam gia nhập Asean được hưởng những ưu đãi về thuế quan nên giá nguồn hàng bánh kẹo được nhập khẩu từ các nước thành viên của Asean như Philippin, Thái Lan… được điều chỉnh phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng. Gần đây nhất là năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, cũng được hưởng những ưu đãi về thuế quan, hạn ngạch góp phần giảm nhẹ giá mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ các quốc gia thành viên của WTO. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 làm cho lạm phát trong nước tăng cao, đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao trong đó có mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu. Nhà nước cần có các chính sách ổn định giá để thương mại bánh kẹo nhập khẩu có môi trường thuận lợi phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4