Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp của công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu).DOC (Trang 32)

l È i ầi ảÀ ê8ảð êẻ ảè ếổ êĐ0ũỉN êẩặ ả° ếêC“G ê

3.4.1Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp của công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà nộ

a. Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty

Hiện nay, công ty đang phân phối bánh kẹo được nhập khẩu từ 3 quốc gia đó là: Philippin, Trung Quốc và Thái Lan. Nguồn hàng nhập khẩu về có cơ cấu phong phú và đa dạng. Công ty thực hiện các chính sách phát triển nguồn hàng bao gồm các chính sách thu mua, vận chuyển và bảo quản nguồn hàng, chính sách nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, phát triển mối quan hệ với nhà cung ứng. Nhờ thực hiện các chính sách này đã mang lại hiệu quả đáng kể, thúc đẩy nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty tăng qua các năm về quy mô cũng như cơ cấu mặt hàng kinh doanh.

 Về quy mô

Ban đầu khi mới thành lập công ty mới chỉ phân phối các sản phẩm của Cool Air và Duoblemint với quy mô tương đối nhỏ, đến nay các sản phẩm công ty phân phối đã đa dạng hơn, quy mô của các sản phẩm này cũng tăng dần qua các năm. Đến nay, hai mặt hàng Cool Air và Doublemint vẫn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô nguồn hàng nhập khẩu. Để thấy rõ hơn sự tăng lên về quy mô của nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty qua các năm vừa qua ta theo dõi và phân tích bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.3: NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

Đơn vị tính: thùng

Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Cool Air 95697 104231 156701 206001 2. Juicy Fruit 3156 4123 7553 7789 3. Doublemint 32984 36734 39175 41402 4.Kẹo mềm sugus 7895 8764 15961 27433 5. Extra 6245 9453 12739 15951 Tổng 145977 163304 232129 298576 Nguồn: phòng kinh doanh

Biểu đồ 3.2: NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM Nhìn vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 ta thấy rằng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn hàng nhập khẩu của công ty là mặt hàng Cool Air với năm 2008 công ty nhập khẩu 104231 thùng sản phẩm Cool Air tăng 8,92% so với năm 2007. Năm 2009 công ty nhập khẩu 156701 thùng sản phẩm cool Air tăng 51,29% so với năm 2008. Năm 2010 công ty nhập khẩu 206001 thùng tăng 31,46 % so với năm 2009. Khối lượng nhập khẩu của sản phẩm này hàng năm đều tăng nhưng lượng tăng giai đoạn 2009 – 2010 có phần giảm hơn so với giai đoạn 2008-2009. Vì vậy cần có biện pháp tốt để giữ vững và đẩy mạnh nguồn hàng chủ lực của công ty. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai đó là sản phẩm Duoblemint, năm 2007 khối lượng nhập khẩu là 32984 thùng, đến năm 2008 tăng lên 36734 thùng tăng 11,37%, đến năm 2009 tăng lên 39175 nghìn thùng tăng 6,65% so với năm 2008 và đến năm 2010 nhập khẩu là 41402 nghìn thùng tăng 5,68% so với năm 2009. Như vậy khối lượng nhập khẩu của sản phẩm Duoblemint cũng tăng qua các năm song tốc độ tăng giảm dần. Khối lượng nhập khẩu của loại kẹo Juicy Fruit và Extra còn thấp.

Kẹo mềm Sugus là sản phẩm mới nhưng có tốc độ tăng nhanh qua các năm. Năm 2007 khối lượng nhập khẩu mới chỉ có 7895 nghìn thùng, đến năm 2008 tăng lên 8764 nghìn thùng mức tăng là 11%, đến năm 2009 tăng mạnh lên 15961 nghìn thùng mức tăng là 82,12% so với năm 2008, đến năm 2010 tăng lên 27433 nghìn thùng, mức tăng là 71,87% so với năm 2009. Qua phân tích tốc độ tăng của mặt hàng này ta có thể

đánh giá rằng đây là một mặt hàng có tiềm năng phát triển hơn nữa, trong thời gian tới công ty cần tập trung phát triển nguồn hàng này.

 Về cơ cấu

Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu công ty kinh doanh được nhập khẩu chủ yếu từ 3 nước đó là: Philippin, Trung Quốc và Thái Lan. Với cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng, các chủng loại mẫu mã sản phẩm được tăng lên theo từng năm và đến nay công ty đang phân phối khoảng hơn 40 chủng loại khác nhau của các nhãn kẹo cao su Cool Air, Duoblemint, Juicy Fruit, Extra, kẹo mềm Sugus. Trong đó có kẹo Cool Air, Duoblemint là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nhậu khẩu của công ty. Để thấy rõ được điều này thì ta theo dõi bảng cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu dưới đây:

Bảng 3.4: CƠ CẤU NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC Nước NK Năm Philippin Trung

Quốc

Thái Lan Cơ cấu

nguồn hàng

Cool Air Duoblemin t

Juicy Fruit Extra Kẹo mềm sugus % tỷ trọng nguồn hàng 2007 65,56% 22,59% 2,16% 4,29% 5.40% 2008 63,83% 22,49% 2,52% 5,79% 5,37% 2009 67,50% 16,87% 3,25% 5,51% 6,87% 2010 68,99% 13,86% 2,60% 8,71% 5,84%

Nguồn: phòng kinh doanh

Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy rằng nguồn hàng kẹo công ty phân phối trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu từ Philippin với 3 mặt hàng chủ yếu là Cool Air, Duoblemint, Juicy Fruit chiếm tỷ trọng khoảng hơn 90% trong tổng số khối lượng hàng nhập khẩu của công ty. Với cơ cấu rất đa dạng, mặt hàng Cool Air thì có các loại như Cool Air xanh ( bạc hà), Cool Air vàng, hồng, tím với những hương vị khác nhau để đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng. Mặt hàng Doublemint có các loại như Doublemint thanh, viên… Còn khoảng gần 10% được nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan với các mặt hàng mới như Extra, Kẹo mềm sugus, các mặt hàng này cũng rất đa dạng về hương vị cũng như kiểu dáng bao bì thuận tiện cho tiêu dùng của khách hàng. Cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu của công ty khá ổn định, có mức tăng nhẹ qua các năm.

Thực hiện các chính sách phát triển nguồn hàng của công ty đã tăng nguồn hàng về quy mô cũng như cơ cấu nguồn hàng thúc đẩy tăng doanh thu tiêu thụ của công ty. Chính sách phát triển tiêu thụ nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty là một chính sách quan trọng tác động tới phát triển thương mại mặt hàng cho công ty. Trong những năm qua công ty đã thực hiện chính sách và có những bước phát triển đáng kể. Nguồn hàng cung ứng ổn định và phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại bánh kẹo nhập khẩu phát triển thể hiện ở doanh thu tiêu thụ nguồn hàng. Để thấy rõ hơn điều này theo dõi bảng doanh thu tiêu thụ của công ty trên các khu vực thuộc phạm vi miền Bắc:

Bảng 3.5: DOANH THU TIÊU THỤ BÁNH KẸO NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng STT DTTT năm2007 DTTT năm 2008 DTTT năm 2009 DTTT năm 2010 1. Hà Nội 71 652,87 74 312,34 96 510,64 100 686,81 2.Khu vực 1 80 573,36 98 125,45 132 037,86 136 893,80 2. Khu vực 2 9 768,48 12 367,17 20 485,29 28 200,92 3. Khu vực 6 6 723.65 7 256,88 12 101,83 17 620,51 4. Khu vực khác 21 958,91 24 156,23 32 754,37 41 745,64 Tổng cộng 190 741,62 216 218,07 293 889,99 325 147,68

Nguồn: Phòng kinh doanh

Biểu đồ 3.3: DOANH THU TIÊU THỤ BÁNH KẸO NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Chú thích: Khu vực1: Gồm các tỉnh đồng bằng sông hồng

Khu vực 2: Gồm các tỉnh Đông bắc bộ Khu vực 6: bao gồm các tỉnh Tây bắc bộ

Khu vực khác là các tỉnh miền trung

Nhìn vào bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 ta thấy rằng doanh thu tiêu thụ nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty cao nhất là ở thị trường Hà nội và Khu vực 1. Trên thị trường Hà Nội năm 2007 doanh thu tiêu thụ được 71652,87 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 74 312,34 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 96 510,64 triệu đồng và đến năm 2010 đạt 100 686,81 triệu đồng tăng 4,33% so với năm 2009. Doanh thu tiêu thụ trên thị trường khu vực 1 bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2007 là 80 573,36 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 98 125,45 triệu đồng, năm 2009 đã đạt 132 037,86 triệu đồng mức tăng là 34,56% so với năm 2008, đến năm 2010 doanh thu đạt 136 893,80 triệu đồng tăng 3,68%. Doanh thu trên thị trường khu vực 1 có tăng nhưng tốc độ tăng giai đoạn 2009 – 2010 có phần giảm mạnh so với giai đoạn 2008 – 2009. Phát triển nguồn hàng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn.

Tiêu thụ trên thị trường khu vực 2, khu vực 6 và các khu vực khác thì còn rất nhỏ chỉ chiếm 26,93% trong tổng số doanh thu tiêu thụ. Khu vực 6 hay chính là các tỉnh Tây Bắc Bộ có doanh thu tiêu thụ tương đối thấp vì ta thấy thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh này còn thấp, xu hướng tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu là chưa cao, đến năm 2010 mới chỉ đạt doanh thu là 17620,51 triệu đồng. Mức tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ của công ty trên toàn thị trường năm 2008 so với 2007 là 13,35%, năm 2009 so với 2008 là 35,92%, năm 2010 so với 2009 là 10,60%. Như vậy nhìn vào doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng tức hoạt động thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu cũng đang tăng dần, thúc đẩy sự phát triển thương mại của toàn ngành bánh kẹo. Tuy nhiên mức tăng giai đoạn 2009 – 2010 có phần giảm so với giai đoạn 2008 – 2009.

Như vậy thực hiện các chính sách phát triển nguồn hàng của công ty đã mang lại những thay đổi trong quy mô và cơ cấu nguồn hàng của công ty tăng lên và phát triển ổn định qua các năm. Không những đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, thúc đẩy sự phát triển của công ty, mà còn đóng góp vào sự phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu và phát triển của toàn ngành bánh kẹo.

Một phần của tài liệu Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu).DOC (Trang 32)