Đối với kiến trúc phân tán, hầu hết các thành phần hệ thống được cài đặt tại các site phân tán, thường là ở xa nhau. Hình vẽ dưới đây mô tả một ví dụ về kiến trúc phân tán.
Hình 14: Kiến trúc đấu nối phân tán
Nên cân nhắc đối với một kiến trúc phân tán cho hệ thống dự định triển khai khi:
Thư điện tử phát sinh và gửi nhận chủ yếu ở các site ở xa.
Người dùng gửi và nhận các thư có dung lượng lớn
Số lượng khách hàng lớn tại các site ở xa
Băng thông cho các site ở xa bị hạn chế.
Nếu băng thông kết nối ảnh hưởng đến kiến trúc đấu nối, chúng ta có thể cân nhắc việc nâng cấp băng thông. Khi băng thông không đắt lắm, chúng ta có thể sử dụng VPN hơn là sử dụng các đường kết nối trực tiếp.
Kiến trúc phân tán có một số ưu điểm: Khách hàng tại các site ở xa sẽ truy nhập nhanh hơn vì không phải lấy thư điện tử ở xa thông qua WAN. Hơn nữa, các thư được gửi tại vùng sở tại ít tạo ra tắc nghẽn hơn so với kiến trúc tập trung, các phân mạng vệ tinh sẽ ít phụ thuộc vào băng thông hơn so với kiến trúc tập trung, để tránh tình trạng phải nâng cấp WAN. Nhược điểm của việc triển khai kiến trúc phân tán là sẽ hao tốn chi phí phần cứng, chi phí hỗ trợ hơn so với kiến trúc tập trung. Chi phí phần cứng tăng là do việc đảm bảo độ tin cậy cho các site phân tán khó khăn và tốn nhiều phần cứng hơn so với hệ thống tập trung. Chi phí hỗ trợ các site phân tán đương nhiên cũng sẽ cao vì độ phức tạp của kiến trúc sẽ cao hơn.