Đối với các thành phần xử lý

Một phần của tài liệu Đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy cho hệ thống thư điện tử lưu lượng lớn (Trang 45)

2.2.1.1 Bất đối xứng:

Chế độ tin cậy cao bất đối xứng hay chế độ máy chờ sẽ bao gồm hai máy chạy theo cụm. Một địa chỉ IP được gán cho cả cụm máy. Trong chế độ này, chỉ một máy được kích

thời gian. Một tủ đĩa chung được chia sẻ giữa các máy được cấu hình và được điều khiển chính bởi máy phục vụ đang hoạt động(đơn thể chính). Các phân vùng lưu trú thư điện tử và hàng đợi thư được phân bố tại đây.

Hình 20: Tin cậy cao bất đối xứng

Hình vẽ này thể hiện hai máy logic, máy A và máy B. Trước khi bị lỗi dừng, máy hoạt động chính là máy A. Vào giai đoạn lỗi, máy B được kích hoạt trở thành máy hoạt động chính và vùng lưu trữ chia sẽ sẽ được chuyển sang máy B quản lý. Các dịch vụ bị dừng trên máy A sẽ được khởi động trên máy B. Lợi điểm của cơ chế này là máy dự phòng được dành riêng cho máy hoạt động chính. Hơn nữa, không có sự tranh giành tài nguyên khi sự cố xảy đến. Tiếp theo, cơ chế này sẽ dẫn đến 1 máy nằm nghỉ trong hầu hết thời gian và nguồn tài nguyên đưong nhiên là không được khai thác tối ưu.

2.2.1.2. Đối xứng

Cơ chế độ tin cậy cao đối xứng bao gồm một hay nhiều cặp máy. Mỗi máy sẽ có một địa chỉ IP cục bộ. Mỗi đơn thể logic được gán với 1 máy vật lý, và mỗi máy vật lý điều khiển một tủ đĩa với hai vùng, trong đó một vùng dành cho lưu trữ thư và hàng đợi MTA, một vùng dùng để tạo bản sao lưu dữ liệu và hàng đợi MTA cho vùng đĩa của máy kia.

Hình vẽ dưới đây thể hiện cơ chế độ tin cậy cao đối xứng, tất cả các đơn thể đều hoạt động đồng thời và mỗi đơn thể làm dự phòng cho đơn thể kia. Với điều kiện bình thường, mỗi đơn thể đều tải phần mềm lưu thư.

Hình 21: Tin cậy cao đối xứng

Khi xảy ra lỗi dừng hoạt động, dịch vụ trên máy hỏng sẽ dừng và khởi động lại trên máy dự phòng. Vào thời điểm này, đơn thể dự phòng đang chạy ứng dụng MS cho cả hai đơn thể và quản lý cả hai vùng lưu trữ riêng biệt cho cả hai máy.

Lợi điểm của cơ chế này là hai máy đều được khai thác, vì thế sẽ tối ưu hóa tài nguyên hơn. Tuy nhiên khi xảy ra sự cố cho 1 máy, máy kia sẽ phải chịu tải rất nặng vì thế chúng ta cần nhanh chóng sửa chữa máy hỏng để đưa trở về trạng thái chia tải.

Cơ chế này cung cấp một tủ đĩa dự phòng. Trong trường hợp một tủ đĩa bị hỏng, có thể sử dụng phần lưu dự phòng trên tủ đĩa của máy kia để khôi phục lại. Để cấu hình cơ chế đối xứng, chúng ta cần cài đặt cơ chế chia sẻ nhị phân trên ổ đĩa. Lưu ý rằng điều này sẽ bảo vệ hệ thống khỏi các nâng cấp mạo hiểm, ví dụ như khi các bản vá lỗi được công bố.

2.2.1.3. N+1(N Over 1):

Cơ chế dự phòng N+1 là cơ chế nhiều đơn thể. N đơn thể logic và N tủ đĩa cần sử dụng. Một máy dự phòng được dùng cho tất cả N máy. Máy dự phòng sẽ hoạt động song song với N máy.

Hình 22: Chế độ tin cậy cao N+1

Khi xảy ra hỏng tại một đơn thể, đơn thể dự phòng sẽ nhận lấy nhiệm vụ của đơn thể hỏng. Lợi điểm của phương án này là chỉ một đơn thể dự phòng cho cả N đơn thể, do đó tỷ lệ sử dụng hiệu quả thiết bị sẽ tăng lên cao hơn nhiều so với phương án 1+1. Tuy nhiên khi sử dụng phương án này, cũng cần chắc rằng tỷ lệ hỏng hóc của thiết bị là không cao, vì với trường hợp 02 đơn thể cùng hỏng 1 lúc, thì hệ thống sẽ bị ảnh hưởng thực sự.

2.2.1.4. Tính toán thời gian dừng dịch vụ:

Bảng dưới đây sẽ trình bày về thời gian dịch vụ thư điện tử không hoạt động do nguyên nhân hệ thống lỗi. Một vài tính toán dựa trên trung bình, mỗi máy phục vụ dừng hoạt động một ngày trong mỗi ba tháng. Và với mỗi máy phục vụ dừng hoạt động trong mỗi thời gian 12 tháng. Một vài tính toán bỏ qua xác suất hai máy trở lên hỏng cùng một lúc.

2.2.1.5. Chọn lựa chế độ tin cậy cao đối với thành phần xử lý:

Bảng dưới đây tổng hợp các lợi điểm và bất lợi của mỗi kiểu độ tin cậy cao. Sử dụng các thông tin này có thể giúp cho quá trình thiết kế hệ thống của chúng ta.

Bảng 1: Các chế độ tin cậy cao

Một phần của tài liệu Đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy cho hệ thống thư điện tử lưu lượng lớn (Trang 45)