Quy trình thực hiện thủ tục HQ xuất khẩu than của công ty TNHH MTV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397 (Trang 27)

MTV 397

2.4.1 Chuẩn bị hồ sơ HQ:

Theo như kết quả phỏng vấn và tìm hiểu được từ các dữ liệu thứ cấp, đối với loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài thì DN cần chuẩn bị hồ sơ hải quan: - Tờ khai đã được giám đốc ký(2 bộ)

- Hợp đồng sao y ( 1 bản sao)

- Packing list ( 1 bản chính,1 bản sao y) - Invoice(1 bản chính,1 bản sao y) - Tờ khai trị giá

- Hai giấy giới thiệu

- Những chứng từ khác nếu cần

Mỗi giấy tờ cần có trong HSHQ đều ghóp phần làm rõ về hàng hóa XK cho phía HQ.Chính vì vây, giấy tờ phải được cung cấp đầy đủ, theo đúng yêu cầu và thời gian quy định

+ Thông báo bảo lãnh thuế của ngân hàng Techcom bank chứng minh bảo đảm thuế cho DN. Công ty có thể thực hiện thỉ tục giải phóng hàng trước khi trị giá tính thuế được xác định hoặc trước khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nươc nếu có bảo lãnh thuế của ngân hàng

+ Vận tải đơn xác định gian hàng về đến cửa khẩu xuất khẩu,đồng thời cung cấp thông tin về lộ trình hàng hóa

+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa: áp dụng khi công ty xuất nhiều hàng cùng 1 lúc + Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng dùng xin kiểm định của HQ về chất lượng +Tất cả những giấy tờ trong hồ sơ HQ,sẽ được giao cho nhân viên của đại lý HQ để đăng ký HQ.

* Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy rằng trong bước chuẩn bị hồ sơ hải quan có rất nhiều giấy tờ liên quan phải chuẩn bị và đôi khi không thể tránh khỏi các sai sót. Nhiều lúc đối tác của công ty chậm trễ trong việc gửi các chứng từ hoặc có khi gửi thiếu khiến cho việc làm thủ tục hải quan bị trễ lại.

Các chứng từ cần thiết phải nộp cho cơ quan hải quan được tổng hợp như sau:

Bảng đánh giá mức độ cần thiết các chứng từ cần phải nộp ngay cho cơ quan hải quan

STT Các chứng từ Tỷ lệ chọn (%)

1 Tờ khai hải quan 100%

2 Hợp đồng gia công 100%

3 Hóa đơn thương mại 100%

4 Vận tải đơn 100%

5 Giấy C/O 60%

6 Tờ khai trị giá 100%

7 Giấy phép XNK 60%

8 Giấy tờ khác 40 %

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Có thể thấy rằng các chứng từ như: tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, tờ khai trị giá là luôn luôn cần thiết trong bộ hồ sơ nộp ngay khi NK hay XK hàng hóa và có tỷ lệ chọn là 100%; giấy phép XNK, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa(C/O) có tỷ lệ chọn là 60% còn các loại giấy tờ khác là có tỷ lệ 40% có nghĩa là khi DN chưa có đủ các giấy tờ như quy định thì DN có thể xin nợ chứng từ. Chẳng hạn, đối với giấy C/O thì công ty có thể nợ đến sau khi nguyên phụ liệu ngành may được NK về. Giấy C/O do bên XK cung cấp để làm rõ nguồn gốc của lô hàng XNK, làm cơ sở để tính thuế suất XNK, hàng hóa có được nằm trong diện miễn giảm thuế hay không..

2.4.2 Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan:

Các phiếu điều tra 100% cho thấy rằng công ty MTV đang thực hiện khai báo theo hình thức khai báo điện tử. Công ty thực hiện khai báo trực tiếp vào mạng máy tính của mình nối với chi cục hải quan Quảng Ninh và chờ phản hồi từ phía hải quan. Sau đó công ty phải mang tờ khai đến cơ quan hải quan đề xin dấu và xác nhận. Phương pháp khai báo điện tử khác với thực hiện hải quan điện tử bởi đối với phương thức hải quan điện tử thì DN làm việc với cơ quan hải quan hoàn toàn trực

tiếp qua mạng mà không cần phải tới cơ quan hải quan. Vì chưa có chữ ký điện tử nên các DN vẫn phải tới cơ quan hải quan để xin xác nhận.

Trong khâu khai báo hải quan đôi khi DN vẫn gặp phải các lỗi do đó đã từng phải thay tờ khai hải quan khác và theo luật thì DN không phải mất thuế nhưng trên thực tế thì để việc thông quan được thực hiện nhanh chóng thì các DN thường phải chịu “phí” khi thay.

Bảng đánh giá mức độ sai sót trong đăng ký tờ khai hải quan

STT Nội dung Mức điểm đánh giá TB

1 Số tiền thuế phải nộp 1.0

2 Đồng tiền thanh toán 2.2

3 Xuất xứ 2.4

4 Mã số hàng hóa 1.9

5 Số lượng hàng hóa 2.5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Trong tờ khai đối với hàng gia công thì DN thường hay sai sót, mắc lỗi nhất ở khâu khai số lượng hàng hóa (số điểm TB là 2.5), tiếp đến là xuất xứ hàng hóa (với số điểm TB là 2.4). Thực tế tại công ty May Formostar cho thấy số lượng hàng hóa hay bị thay đổi từ phía đối tác hoặc do lỗi kỹ thuật khiến cho việc khai số lượng sai lệch; xuất xứ hàng hóa thì có khi bị ghi sai từ HongKong thành Trung Quốc còn đồng tiền thanh toán thì có khi bị ghi nhầm giữa 2 đơn vị tiền tệ: Đô la HongKong và Đô la Mỹ. Việc khai thuế và tính thuế được đánh giá là thực hiện tốt nhất đối với NK nguyên phụ liệu ngành may. Hầu hết các DNSX và thương mại khác thì ở khâu khai thuế là hay gặp sai sót nhất nhưng đối với mặt hàng gia công thì đặc thù là được miễn thuế( thuế suất là 0%) thì điều này hầu như không xảy ra. Trong tờ khai hải quan thì tại ô số 32( ghi chép khác) sẽ được ghi:

+ Hàng NK thuộc đối tượng miễn thuế theo điểm 4, điều 12 nghị định 87/2010/ NĐ- CP ngày 13/08/2010

+ Hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo điểm 20. Mục II phần A, thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008

Mã số hàng hóa có lúc cũng bị ghi sai. Hiện tượng áp mã thuế sai đối với việc NK đầu tư tài sản cố định như thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình gia công thì sẽ dẫn tới việc khai thuế sai khiến DN phải vất vả trong việc thay tờ khai hải quan. Tuy nhiên, do sự phát triển trong công nghệ thông tin mà việc thay tờ khai hải quan không phức tạp như trước. Việc đăng ký tờ khai đều được nhân viên phòng XNK thực hiện, khai báo thông qua mạng máy tính kết nối với chi cục hải

quan tỉnh Hải Dương và chờ phản hồi từ phía cơ quan hải quan. Nhân viên khai báo hải quan sẽ tự xác định mã số hàng hóa, tên hàng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số lượng hàng hóa, đơn vị vị tính, đơn giá nguyên tệ, trị giá nguyên tệ, trị giá tính thuế, thuế suất… trên tờ khai hải quan điện tử. Việc khai báo hải quan của công ty đôi khi cũng gặp phải một số vấn đề như lỗi mạng, lỗi kết nối khiến cho việc truyền dữ liệu tới hải quan bị chậm lại, thậm chí có khi công ty gửi đi gửi lại nhiều lần mà cơ quan hải quan vẫn chưa nhận được. Sau khi tờ khai hải quan được truyền tới cơ quan hải quan thì hồ sơ của DN có thể được phân vào các luồng khác nhau: luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ. Nhân viên phòng XNK sẽ mang hồ sơ hải quan tới chi cục hải quan tỉnh Quảng Ninh để xin dấu và xác nhận. DN sẽ được cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra lấy mẫu nguyên vật liệu chính (việc lấy mẫu này áp dụng cho cả những lô hàng miễn kiểm tra thực tế). Các mẫu nguyên vật liệu chính cụ thể là vải chính thường được đính kèm vào tờ khai hải quan rồi mang nộp cho hải quan, đôi khi vải lót cũng được đính kèm theo.

Ngoài các kết quả thu được ở trên do phát phiếu điều tra kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia thì theo thống kê thu được của công ty MTV 397 thì từ năm 2008 đến cuối năm 2010 thì tổng số bộ hồ sơ hải quan XK được thực hiện đối với hàng dệt may gia công cho thị trường Mỹ được thể hiện như sau:

Năm Số hồ sơ hải quan đối với tất cả các thị trường

Số hồ sơ hải quan đối với thị trường Nhật Bản

2008 843 475

2009 912 537

2010 1005 684

Nguồn: Phòng XNK Bảng thể hiện các hồ sơ hải quan XK sang thị trường Nhật Bản của công ty từ

năm 2008 đến 2010

Có thể thấy rằng số bộ hồ sơ mà DN phải thực hiện khai báo đối với hải quan cho thị trường Mỹ chiếm một số lượng lớn trong hồ sơ hải quan của công ty điều đó cũng có nghĩa là hàng hóa gia công cho thị trường Mỹ cũng chiếm lượng áp đảo. Năm 2008 thì DN đã thực hiện 475 bộ hồ sơ cho hàng hóa XK sang thị trường Mỹ chiếm 56,35 % trong tồng số bộ hồ sơ, năm 2009 chiếm 58,88% và đến năm 2010 chiếm tới 68,1%. Có thể thấy rằng Mỹ luôn là đối tác đặt gia công quan trọng nhất của công ty vì thế mà thủ tục hải quan đối với gia công hàng dệt may

2.4.3Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan:

Hồ sơ của công ty thường được phân vào luồng xanh, một số phân vào luồng vàng và số ít được phân vào luồng đỏ. Khi hàng dệt may gia công phân vào luồng đỏ thì doanh nghiệp phải chịu kiểm tra thực tế, thông thường hàng được kiểm tra thực tế đại diện không quá 10% và khi XK hàng gia công vào thị trường Mỹ cũng vậy. Đó cũng là quy định chung của Luật hải quan Việt Nam.

Theo như tài liệu thu thập được thì tỷ lệ phân luồng của công ty May Formostar Việt Nam qua các năm được thể hiện như sau:

Năm Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ

2008 67 % 17 % 16 %

2009 74 % 14 % 12 %

2010 83 % 11 % 6 %

Nguồn: Phòng XNK Bảng tỷ lệ phân luồng hồ sơ hải quan XK hàng dệt may gia công sang thị trường Mỹ của công ty May Formostar Việt Nam

Nhìn vào bảng thống kê trên qua các năm của công ty có thể thấy rằng tỷ lệ phân luồng hàng hóa của công ty sang thị trường Mỹ vào luồng xanh đã tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010( tăng từ 67 % đến 83 %), tỷ lệ phân luồng hàng hóa vào luồng đỏ thì đã giảm đáng kể( từ 16 % xuống còn 6%). Như vậy chứng tỏ rằng quá trình thông quan hàng hóa của công ty ngày một nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Khi XK hàng gia công sang Mỹ, nếu hàng hóa được phân vào luồng xanh thì sẽ được XK sớm và không cần phải thực hiện việc kiểm tra. Khi hàng hóa được phân vào luồng đỏ thì cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói và được chất lên container rồi sẽ thông báo với cán bộ kiểm hóa và việc kiểm tra hàng hóa do cán bộ hải quan thực hiện bằng máy soi container: đối chiếu số hiệu container của hồ sơ và số hiệu container thực tế, kiểm tra hàng có đúng với thực tế trong tờ khai hay không. Đối với hàng dệt may gia công XK thì kiểm tra xem sản phẩm có đúng được làm từ nguyên vật liệu đã NK để gia công hay không.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa thường được kiểm hóa tại cảng nội địa hay còn gọi là kho vận. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm cho thấy hàng hóa có thể được kiểm tra tại cảng nội địa hoặc ngay tại chính DN. Khi thực hiện phỏng vấn thì được biết có đến 70% hàng hóa được XK đi từ cảng Hải Phòng hay sân

bay Nội Bài thì đều được kiểm tra từ cảng nội địa, còn lại 30% hàng hóa được kiểm tra ngay tại DN. Mức độ kiểm tra hàng hóa thực tế của công ty là thường kiểm tra xác suất 5% với toàn bộ lô hàng.

2.4.4: Nộp thuế và lệ phí

Theo kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm thì 100% việc nộp thuế hay các lệ phí hải quan đều được nộp trực tiếp vào kho bạc Nhà nước (với lệ phí hải quan là 20.000 VND) thông qua việc chuyển khoản vào Ngân hàng do bộ phận kế toán quyết toán chi phí. Thực tế cho thấy rằng công ty May Formostar đều thực hiện rất đúng và nghiêm túc các khoản lệ phí khi làm hải quan. Với loại hình gia công hàng dệt may được miễn thuế, sau khi kết thúc hợp đồng gia công, công ty phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản tại chi cục hải quan Hải Dương, đề nghị xử lý đối với nguyên phụ liệu thừa và đợi quyết định hoàn thuế của cơ quan hải quan. Quyết định hoàn thuế từ phía cơ quan hải quan là thực hiện với các thiết bị đầu tư tài sản cố định phục vụ cho gia công hàng dệt may. Sau khi thực hiện xong hợp đồng gia công nếu các nguyên phụ liệu còn thừa thì sẽ được xem xét trên số đăng ký định mức hao hụt và tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau mà hải quan thực hiện đánh thuế hay không. Theo quy định thì các nguyên phụ liệu sử dụng cho việc biếu, tặng hoặc xuất trả nơi NK thì sẽ phải chịu mức thuế suất nhất định hoặc mang đi tiêu hủy( phải phù hợp với môi trường). Đối với trường hợp của công ty May Formostar thì hầu như các nguyên phụ liệu dư thừa sẽ được lưu vào trong kho và trở thành hàng tồn kho bởi số nguyên phụ liệu dư thừa chẳng đáng là bao và công ty thuê gia công hoặc ủy thác gia công cũng không muốn NK lại các nguyên phụ liệu này bởi mức thuế suất NK có khi còn cao hơn trị giá nguyên phụ liệu đó. Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu nhờ sự dư thừa các nguyên phụ liệu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì hải quan đang thực hiện kiểm tra rất khắt khe đối với việc xử lý nguyên phụ liệu sau gia công khiến cho rất nhiều các DN dệt may nói chung và Formostar nói riêng bị coi là có hành vi gian lận trong thương mại.

2.4.5: Lưu trữ hồ sơ

Về việc lưu trữ hồ sơ hải quan thì 100% phiếu điều tra trắc nghiệm cho thấy doanh nghiệp thường lưu theo hồ sơ hàng hóa XK hoặc NK tức là các hồ sơ XK sẽ được lưu trong một bộ hồ sơ và hàng hóa NK được lưu theo một hồ sơ, thường được lưu theo hàng hóa XK,NK của tháng/quý/năm để tiện theo dõi. Theo quy định thì hồ sơ phải được lưu trữ trong vòng 5 năm để thuận tiện cho việc kiểm tra

khó khăn cho việc kiểm tra sau thông quan. Ngoài tờ khai hải quan chính, các nhân viên phòng XNK còn làm tờ khai hải quan thành nhiều bản sao rồi sắp xếp lại theo số tờ khai được ghi. Các tờ khai hải quan cùng với bản kê chi tiết hàng hóa được công ty photo thành nhiều bản và cùng lưu với bản gốc.

2.4.6: Thực hiện các quyết định sau thông quan

Đối với việc thực hiện các quyết định sau thông quan thì DN thực hiện rất tốt. Trong quá trình kiểm tra hàng hóa sau thông quan thì mức độ kiểm tra các vấn đề như sau:

Bảng đánh giá tỷ lệ kiểm tra các nội dung sau thông quan.

STT Nội dung kiểm tra Tỷ lệ đánh giá( %)

1 Tính chính xác của hồ sơ hải quan 100%

2 Việc chấp hành các quy định về thuế của DN 100%

3 Các chứng từ có liên quan đến lô hàng 100%

4 Dây chuyền SX có liên quan đến lô hàng 100%

5 Kiểm tra thực tế hàng hóa 100%

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Nhìn vào bảng trên có thể thấy được rằng khi tiến hành kiểm tra sau thông quan thì cơ quan hải quan đều tiến hành thực hiện kiểm tra các nội dung trên. Tuy nhiên khi phỏng vấn nhân viên phòng XNK thì được biết việc kiểm tra sau thông quan hầu như chủ yếu tập trung vào kiểm tra tính chính xác của hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan đến lô hàng như chứng từ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lô hàng XK, NK trường hợp cần thiết thì kiểm tra dây chuyền SX có liên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu than của công ty TNHH MTV 397 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w