b. Phương pháp chỉ số
4.2.2 Quan điểm phát triển
a, Quan điểm phát triển của ngành
- Phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nôi phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
- Phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp lớn theo mô hình tập đoàn có hệ thống phân phối hiện đại có vai trò nòng cốt dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.
- Phát triển thương mại sản phẩm in trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Phát triển thương mại sản phẩm in hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn không chỉ về mặt quy mô mà còn nâng cao về mặt chất lượng đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. Các sản phẩm in phải được cải thiên về mẫu mã, chất lượng.
- Phát triển thương mại sản phẩm in trên thị trường Hà Nội không chỉ tập trung vào nhân tố sản phẩm mà còn phải tập trung đến việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, làm cho thị trường được mở rộng trên phạm vi cả nước.
Các mục tiêu cụ thể:
+ Đóng góp của thương mại sản phẩm in trên thị trường Hà Nội vào tổng GDP trong nước chiếm đến năm 2015 đạt gần 20 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 2%) + Tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội bình quân hàng năm tính đến 2015 khoảng 20%/năm. Đến những năm tiếp theo khoảng 30%.
- Phát triển nguồn nhân lực thương mại sản phẩm in của Hà Nội có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển thương mại trong nước trong trong điều kiện hội nhập thương mại quốc tế.
- Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thương mại, đảm bảo hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững.
-Về quy mô thương mại: mở rộng quy mô sản xuất tiêu thụ, gia tăng tổng giá trị thương mại của sản phẩm trên các thị trường đặc biệt là thị trường trọng điểm. Doanh nghiệp đặt ra mục tiêu thâm nhập tốt thị trường sản phẩm truyền thống của mình trên địa bàn Hà Nội. Đẩy mạnh tốc độ phát triển thương mại sản phẩm. Trong 5 năm tới công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 50% trên thị trường Hà Nội, và mở rộng khai thác sang thị trường các tỉnh thành phía Bắc đạt mức 20-25%. - Về chất lượng hoạt động thương mại: Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với xu hướng của thị trường để phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tăn tỷ trọng những mặt hàng có tỷ khả năng sinh lời tốt trong số các mặt hàng được đưa ra cung ứng trên thị trường.
- Về hiệu quả thương mại: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua việc gia tăng mức lợi nhuận/nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng cách nâng cao tỷ lệ lợi nhuận/vốn.Nâng cao tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng in.