b. Phương pháp chỉ số
3.4.2 Cơ cấu thương mạ
a, Cơ cấu sản phẩm
Công ty CP thiết kế in Bắc Việt chuyên kinh doanh các sản phẩm in bằng chất liệu giấy, các sản phẩm của công ty mang tới cho khách hàng sự hài lòng và tin cậy về chất lượng điều này thể hiện bởi mức tăng về số lượng sản phẩm in bán ra theo các đơn hàng và doanh thu tiêu thụ sản qua các năm gần đây. Do hoạt động kinh doanh có mức tăng trưởng tốt nên giai đoạn 2007-2008 mặc dù nền kinh tế nói chung và tình hình kinh tế thủ đô Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đạt mức tăng trưởng doanh thu dương. Do một phần là do công ty đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo những đòi hỏi diễn biến của thị trường. Các sản phẩm in có chi phí lớn nhưng hiệu quả mang lại không cao dần thu hẹp tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Như đã phân tích ở trên, doanh thu của các loại sản phẩm in là sách báo, phong bì thư đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn từ 2006- 2010 từ trên 40% đã giảm xuống còn 25% vào năm 2010. Nguyên nhân là số lượng các đơn hàng của các nhà xuất bản đến công ty bị giảm sút khi thị trường sách báo bị thụ hẹp do người tiêu dùng
sử dụng ngày một nhiều các sản phẩm sách báo điện tử, hơn nữa là sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như sách, tài liệu photo… Và thay vào đó là tỷ trọng của các sản phẩm bao bì, hộp giấy tăng lên mạnh mẽ, năm 2006 tỷ trọng sản phẩm bao bì trong cơ cấu sản phẩm của công ty chỉ đạt mức 5% thì đến nay đã tăng lên 30%, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty, góp phần nâng cao hiệu quả thương mại sản phẩm in của công ty. Đối với hai công ty tham chiếu, qua tìm hiểu cũng cho thấy xu hướng chyển dịch cơ cấu sản phẩm in diễn ra có nét tương đồng với công ty CP thiết kế in Bắc Việt.
b, Cơ cấu thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm in của công ty cổ phần Thiết kế in Bắc Việt nhìn chung còn tương đối nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của công ty, mới chỉ tập trung khai thác tại các quận nội thành trên địa bàn Hà Nội chủ yếu tại các quận tập trung nhiều công ty, của hàng thời trang, các doanh nghiệp, các cơ quan…Như : Quận Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình…còn lại mới chỉ khai thác rải rác ở các huyện Gia Lâm, Thanh Oai, Đông Anh và một số huyện phía Đông Nam thành phố. Xét trên địa bàn thị trường các tỉnh, sản phẩm của công ty chủ yếu được phân phối tại thị trường các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng Hưng Yên và Hải Dương… Sản phẩm tập trung cung ứng cho đối tượng khách hàng là các công ty tại các khu công nghiệp. Trong đó cơ cấu thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hải Phòng 45% tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của khu vực các tỉnh, sau đó là Bắc Ninh 22 %, Hưng Yên 20%, còn lại là các tỉnh khác…Như vậy ta có thể thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm in của công ty mặc dù có sự xâm nhập khai thác sang các thị trường khác nhưng vẫn còn một mảng rất rộng và đầy tiềm năng tại địa bàn Hà Nội mà công ty còn bỏ ngỏ. Các khu vực thị trường này đang ngày một mở rộng, phát triển theo chính sách quy hoạch của thành phố, và có nhiều dự án khu công nghiệp sẽ được xây dựng nên đây sẽ là mảng thị trường đầy tiềm năng nếu công ty có chiến lược xâm nhập, khai thác tốt.
Bảng 3.2 Tỷ suất sinh lời của công ty qua các năm từ 2006 - 2010
Đơn vị: phần trăm (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 07/06 08/07 09/08 2010/09Tốc độ tăng trưởng
LN/DT 20 18,48 18 25 30 -1,52 0,48 7 5
LN/VSH 29,6 25,9 27 39,28 30 -3,7 1,1 12,28 -9,28
LN/VKD 16,8 16,19 15 22,17 27.35 -0,61 -1,19 7,17 5,18
Qua bảng 3.2 ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty CP thiết kế in Bắc Việt là khá cao, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty từ năm 2006-2010 đạt từ 18% đến 30%. Trong đó năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu là 30%, điều này có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thu được 30 đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2009 con số này là 25% giảm 5% so với năm 2010 nhưng cao hơn năm 2008 (25%)là 7%, năm 2007 so với 2006 thì tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận giảm 1,52 %. Như vậy ta có thể thấy, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty tăng mạnh và trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp gặp phải nhiều nhiều khó khăn về chi phí do lạm phát, sự tăng giá của các yếu tố đầu vào, vòng quay vốn khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp. Đồng thời qua bảng phụ lục bảng 3.3 và bảng 3.4, ta thấy so với hai công ty được khảo sát thì công ty cổ phần thiết kế in Bắc Việt là đơn vị có tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cao nhất từ 5,6% đến 69%,trong khi ở công ty in mỹ thuật Thăng Long đạt từ 3,85% đến 62,63% và ở công ty cổ phần in Đông Nam Á tốc đội tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt từ 10,78% đến 25,87 % trong thời gian từ 2006- 2010. Từ bảng 3.3 ta có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp là tương đối cao từ 25,9% đến 30%, điều này có nghĩa cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại từ 25,9 đồng đến 30 đồng lợi nhuận. Như vậy ta có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm in ấn nói chung và công ty cổ phần thiết kế in Bắc Việt nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận khá cao, điều đó chứng tỏ đây là ngành kinh doanh hấp dẫn và đầy tiềm năng mặc dù còn một số hạn chế về tính ổn định trong tăng trưởng.