Tăng cường công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 37)

- Lý do đưa ra giải pháp: Mặt hàng mà công ty kinh doanh có rất nhiểu nhà cung cấp tuy nhiên công ty không phải là một công ty độc quyền trên địa bàn kinh doanh mặt hàng công nghệ thông tin nên bị các nhà cung cấp ép giá dẫn đến tăng giá vốn hàng bán. Một khi công ty giảm được giá vốn hàng bán, thì đó chính là cơ sở để công ty hạ giá bán tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Nội dung của giải pháp: Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm giá mua, chi phí mua và thuế. Với những nhân tố mang tính khách quan thì công ty khó có thể thay đổi để giảm giá vốn. Nhưng công ty lại có thể chủ động giảm giá mua bằng cách tìm nguồn hàng có giá mua thấp nhất. Ngoài ra công ty phải hết sức lưu ý đến chi phí mua. Đó là các khoản chi phí bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo hành, chi phí bốc dỡ, bảo quản,…Công ty phải cân nhắc tính toán sao cho tổng giá mua và chi phí mua là thấp nhất. Tránh tình trạng công ty mua được hàng với giá rẻ nhưng các chi phí mua lại quá cao làm cho giá vốn tăng cao. Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hóa sao cho tối thiểu hóa được chi phí.

- Điều kiện để thực hiện giải pháp: Công ty phải chủ động trong việc mua hàng đầu vào, cần có đội ngũ chuyên môn để nghiên cứu tìm hiểu thị trường để từ đó lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Đội ngũ chuyên gia này phải am hiểu sâu về các lĩnh vực vật tư kỹ thuật, công nghệ thông tin, đồng thời phải am hiểu thị trường. Có như vậy công ty mới dễ dàng thẩm định được chất của các sản phẩm và xác định được giá mua hợp lý.

Giải pháp 2: Tăng cường việc kiểm tra giám sát đối với việc sử dụng chi phí của công ty

- Lý do đưa ra giải pháp: Qua phân tích ở chương II cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhanh hơn so với doanh thu. Ngoài ra, đối với các khoản chi tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…đang trong tình trạng sử dụng lãng phí hoặc lợi dụng làm việc tư.

- Nội dung của giải pháp: Công ty cần đề ra các nội quy quy định việc sử dụng các khoản chi phí điện, nước, điện thoại sao cho tiết kiệm nhất. Việc sử dụng phải đúng mục đích phục vụ cho công việc của công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải có các biện pháp nâng cao ý thức tiết kiệm cho toàn bộ công nhân viên trong quá trình sử dụng, mỗi cá nhân phải có ý thức tự góp phần vào lợi ích chung của công ty, không dùng phương tiện chung để phục vụ lợi ích riêng.

Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm: chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi công tác phí, văng phòng phí, chi thủ tục hành chính,…chi phí bằng tiền tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí này rất dễ bị lạm dụng trong chi tiêu, chi tiêu quá định mức, quá kế hoạch, lợi dụng việc công chi cho việc tư. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong điều kiện công ty ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và mở rộng quan hệ với các đối tác thì các khoản chi bằng tiền tăng lên là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc tăng các khoản chi phí này phải hợp lý, phục vụ cho các hoạt động của công ty, không được lãng phí. Do đó, công ty cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng để xây dựng một định mức một cách cụ thể và thích hợp dựa trên nguyên tắc tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Điều kiện để thực hiện giải pháp: Trong thời gian tới, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung của công ty nên quản lý theo dự toán, bởi các khoản chi phí này rất khó xây dựng định

mức. Để quản lý tốt các khoản chi phí này, công ty nên lập ra các bảng dự toán, các bảng này được xây dựng dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm của các thời kỳ trước để ấn định nội dung chi tiêu, ấn định khung chi tiêu cho từng khoản mục. Dựa theo bảng dự toán này, trong quá trình thực hiện công ty nên tiến hành cấp phát chi tiêu theo nội dung của bảng dự toán, dựa vào dự toán để xác minh các khoản chi phí vượt dự toán và ngoài dự toán, xác định các khoản chi phí không đúng nội dung và kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 37)