Một số kiến nghị liên quan.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT (Trang 47)

CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TCT

3.3.2 Một số kiến nghị liên quan.

Lâu nay mặt hàng dây cáp điện xuất khẩu trong nước phần lớn dành cho ôtô (chiếm tỷ trọng 70%). Chính vì vậy mà tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này phụ thuộc khá lớn vào “sức khỏe” của thị trường ôtô. Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường xuất khẩu truyền thống và chủ lực của dây cáp điện trong nước, nơi có công nghệ và dây chuyền sản xuất ôtô hàng đầu thế giới. Năm 2011, mặc dù ngành ôtô Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề từ trận động đất và sóng thần, còn kinh tế Mỹ vẫn lình xình chưa có khởi sắc; nhưng 2 khu vực này vẫn có bước tăng trưởng tốt, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện lên con số 1,54 tỷ USD.

Qua năm 2012, tình hình tiêu thụ ôtô trên thế giới có nhiều khởi sắc. Theo số liệu từ các nhà sản xuất ôtô Hoa Kỳ, doanh số bán xe trong tháng 4 tại thị trường nội địa đạt xấp xỉ 1,43 triệu chiếc, tăng gần 2% so với tháng trước đó và tăng gần 12% so với cùng kỳ. Các chuyên gia ôtô Hoa Kỳ dự báo, con số bán ra trong năm 2012 sẽ gần chạm mốc 15 triệu chiếc.

Tuy nhiên, xuất khẩu dây cáp điện 5 tháng đầu năm 2012 lại diễn biến trái chiều, không những không tăng mà liên tục sụt giảm. Theo tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng mới chỉ đạt 306 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ, giá trị

xuất khẩu trung bình theo tháng là 61 triệu USD. Nhiều nguyên vật liệu đầu vào như đồng, nhôm, nhựa tăng giá (có loại tăng tới 60% trong thời gian qua), làm cho giá thành dây và cáp điện của Việt Nam tăng từ 20%-30%, nên sản phẩm xuất khẩu không thể tăng mạnh được nữa, mà chỉ ổn định ở mức từ 30-35 triệu USD/tháng

Một số doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chi phí sản xuất đang “đội lên” là một nguyên nhân làm cho kim ngạch sụt giảm, là tác nhân làm cho sản phẩm trong nước khó cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc... Quả vậy, doanh nghiệp hiện đang phải chật vật với chi phí vận chuyển, nhân công ngày một tăng. Ngoài ra, thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất dây cáp điện đang ở mức cao (từ 5% - 20%) như dây thép tráng kẽm, véc ni, nhựa cách điện...

Vì vậy, mong mỏi của các nhà xuất khẩu dây cáp điện lúc này là giảm được cước vận chuyển, giảm thuế một số nguyên liệu sản xuất so với hiện nay vì phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Từ đó tạo động lực cho các nhà sản xuất tăng cường xuất khẩu cũng như chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện đang gặp rất nhiều khó khăn vì thuế suất nhập khẩu chưa hợp lý. Lẽ ra, những loại "hàng độc" mà trong nước chưa có nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài về như đồng, bột nhựa... cần được ưu tiên về thuế suất nhập khẩu tuỳ theo từng loại hàng... nhưng không những không được giảm mà thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu lại tăng lên. Điều đó đã khiến nguyên vật liệu đầu vào như đồng, nhôm, nhựa tăng giá một cách chóng mặt (có loại tăng tới 80% trong thời gian qua), làm cho các giá thành dây và cáp điện của Việt Nam tăng từ 20-30%. Để có thể tồn tại được, không ít doanh nghiệp đã phải dùng đến biện pháp tình thế tăng giá dây cáp điện, giảm chất lượng của sản phẩm. Do vậy khách hàng thì kêu trời, còn doanh nghiệp hàng bán không chạy vẫn phải tăng giá bán, nếu không sẽ lỗ. Hiện tượng nêu trên đang là một bất cập trong chính sách thuế hiện nay. Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần phải có thuế suất nhập khẩu riêng đối với từ loại hàng nguyên liệu nhập khẩu, không nên thiếu cụ thể. Có như vậy mới đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về cơ chế về cơ chế, chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, từng bước lấy lại sự ổn định và phát triển.

KẾT LUẬN

Như vậy nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ nói riêng trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và có sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh trực tuyến. Bởi vì có nâng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp mới đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khả năng định được vị trí của mình trên thị trường. Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình e-marketing mới giúp doanh nghiệp quảng bá rộng rãi cho thương hiệu của mình, đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và giúp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Do điều kiện đặc thù của nghành kinh doanh dây và cáp điện cũng như nhiều điều kiện về môi trường kinh tế việc kinh doanh về lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên cũng không ít những thuận lợi để phát triển. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi công ty không được chủ quan với những kết quả đạt được. Việc

điều chỉnh chính sách, chiến lược, cơ chế công nghệ và con người trong thời đại kinh doanh điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam là hết sức cần thiết để tiếp tục đứng vững và phát triển trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài khóa luận, em chỉ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT trong năm 2010 – 2011, so sánh lợi thế cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh để làm rõ thêm những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, góp phần để công ty phát triển bền vững trong thời gian tới.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên, Thạc sĩ Vũ Thị Hải Lý cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w