Xuất về giải pháp đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT (Trang 43)

CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TCT

3.3.1 xuất về giải pháp đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

lực cạnh tranh cho công ty.

Giải pháp về chính sách chào hàng: Với sự tác động của Internet trong việc tái

kết cấu thị trường, kiểm soát khách hàng và các xu hướng marketing khác, việc thiết kế chào hàng phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội mở ra cho việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Hiện nay, các khách hàng trực tuyến có những đòi hỏi mới đối với các chào hàng trong thương mại điện tử vì vậy công ty cần phải có những chiến lược cụ thể cho chính sách chào hàng của mình và để chính sách chào hàng của công ty đạt được hiệu quả thì công ty phải:

Nghiên cứu và xác định rõ nhu cầu của khách hàng là gì?: Khách hàng cần

những sản phẩm, dịch vụ gì?, những mong đợi của khách hàng từ sản phẩm, dịch vụ của công ty là gì?, những sản phẩm dịch vụ của công ty đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được bao nhiêu?... Công ty cần phải theo sát sự thay đổi của thị trường thu thập những thông tin về nhu cầu của khách hàng để từ đó quyết định chào bán sản phẩm dịch vụ của mình với chất lượng như thế nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, hay nói cách khác là công ty phải bán những gì khách hàng cần chứ không phải bán những gì mình có.

Xây dựng chiến lược nhằm tạo giá trị khách hàng lớn hơn đối thủ cạnh tranh:

Tuy nhiên chỉ cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần thôi là chưa đủ mà công ty cần phải xây dựng chiến lược nhằm tạo giá trị khách hàng lớn hơn đối thủ cạnh tranh bằng cách: định vị website một cách hiệu quả, hướng website đến những đối tượng là tập khách hàng tiềm năng của công ty, tổ chức website phải rõ ràng, hữu ích nhằm cung cấp thông tin, dịch vụ miễn phí bằng cách sử dụng các trình duyệt web và các dịch vụ e-mail thân thiện. Đảm bảo cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất để không làm mất đi hình ảnh thương hiệu hiện tại mà còn có khả năng tạo sự khác biệt trong khách hàng bằng cách phối kết hợp với khách hàng trong việc thiết kế sản phẩm; linh hoạt với những phản ứng của thị trường.

Giải pháp về chính sách giá: Giá thành của sản phẩm trong thị trường truyền

thống được xác định bởi sự thương lượng giữa người mua và người bán. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh điện tử thì người bán dễ dàng thay đổi mức giá, khách hàng lại dễ dàng so sánh giá giữa các doanh nghiệp với nhau. Do vậy, công ty cần phải

có những cân nhắc trong việc lựa chọn cho mình chiến lược định giá sao cho vừa đạt được lợi thế cạnh tranh vừa đảm bảo được doanh thu. Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp định giá theo chi phí. Đây là phương pháp được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng vì nó khá đơn giản. Tuy nhiên định giá trong môi trường kinh doanh điện tử đòi hỏi công ty phải chú ý đến những nguyên tắc định giá có thể xây dựng được mức giá cạnh tranh nhất cho sản phẩm dịch vụ của mình. Việc xác định giá cho sản phẩm của công ty cần phải căn cứ vào chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp hay nói cách khác là định giá dựa trên những giá trị mang lại cho khách hàng. Thêm vào đó là các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá của công ty như mục tiêu của việc định giá; chiến lược marketing công ty đang theo đuổi; CNTT ảnh hưởng đến chi phí; mức độ công khai giá cả trên thị trường; mức độ co giãn của giá,... Từ đó đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm dịch vụ của công ty.

Sơ đồ 3.1 Các bước định giá đề xuất cho công ty.

Chọn mục tiêu định giá

Xác định nhu cầu thị trường ↓

Lượng giá chi phí

Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh

Lựa chọn chính sách định giá

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Chọn mục tiêu định giá: công ty có thể lựa chọn mức giá theo mực tiêu dẫn đạo

vị sản phẩm, tăng lợi nhuận, hay tăng thị phần; đánh bại đối thủ cạnh tranh; hoặc ngăn không cho đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần,... cần có sự xắp xếp mức độ quan trọng của mỗi mục tiêu để dễ dàng cho việc định giá.

Xác định nhu cầu thị trường: Đây là công việc khó khăn đòi hỏi công ty phải đảm

bảo cung cấp những sản phẩm thị trường cần để từ đó xác định được mối quan hệ giữa giá cả với nhu cầu. Trên thực tế doanh nghiệp nào xác định được càng chính xác nhu cầu thị trường thì cung cấp ra những sản phẩm được thì trường chào đón hơn và từ đó có thể đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình mà người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận.

Lượng giá chi phí: Dựa trên mức chi phí mà công ty bỏ ra cho việc R&D một

sản phẩm mới đến khí đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường các công ty càng xác định chính xác mức chi phí thì càng dễ dàng cho việc đưa ra một mức giá phù hợp nhất từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh: Ngoài việc lượng giá chi phí thì công ty

cũng cần xem xét giá của đối thủ cạnh tranh để từ đó dựa trên mức giá đó kết hợp với chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm mà đưa ra mức giá phù hợp tránh trường hợp đưa ra mức giá quá thấp thì sẽ mất chất lượng sản phẩm, ngược lại đưa ra mức giá quá cao có thể dẫn đến suy tàn do khách hàng sẽ chuyển dần sang đối thủ cạnh tranh.

Lựa chọn chính sách định giá: Thông qua các bước định giá trên thì công ty sẽ

lựa chọn cho mình chiến lược định giá phù hợp như chiến lược định giá cố định, linh hoạt, hoặc chiến lược hàng đổi hàng.

Giải pháp về chính sách phân phối:

Với kênh phân phối mà công ty đang sử dụng: Công ty phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng không qua trung gian phân phối đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cùng với những hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng như lắp đặt, bảo dưỡng bảo trì. Trong hiện tại thì kênh phân phối này tỏ ra là khá hiệu quả. Tuy nhiên phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là mở rộng mạng lưới kênh phân phối thì chính sách phân phối này có thể không đáp ứng được mục tiêu đó. Công ty cần mở rộng mạng lưới kênh phân phối bằng cách kết hợp với kênh phân phối trên internet. Từ đó công ty sẽ giảm được chi phí mà vẫn tăng được tốc độ kênh phân phối. Kết quả là hiệu quả kênh phân phối tăng lên đảm bảo được việc mở rộng

phạm vi do các giao dịch không giới hạn vị trí địa lý phân phối và tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo các giao dịch diễn ra an toàn, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho hoạt động hậu cần mà vẫn có khả năng đơn giản hóa quá trình phân phối.

Đơn giản hóa quá trình phân phối không chỉ là đưa sản phẩm hàng hóa phù hợp đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất thông qua internet mà còn giúp việc nghiên cứu thị trường và thanh toán diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên để các giao dịch diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, nhanh chóng công ty cần áp dụng hệ thống thanh toán trực tuyến vào trong công ty để giúp đơn giản hóa quá trình phân phối. Vấn đề thanh toán công ty có thể phối kết hợp với các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có uy tín trên thị trường để có thể đảm báo được vấn đề bảo mật thông tin thẻ tín dụng của khách hàng khi họ tham gia vào các dịch vụ điện tử.

Giải pháp chính sách xúc tiến:

Đối với bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào thì hoạt động xúc tiến là một hoạt động hết sức quan trọng giúp quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến thì việc lựa chọn công cụ xúc tiến như thế nào có vai trò quyết định đảm bảo được rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm dịch vụ, có ấn tượng tốt về chúng và thực hành giao dịch mua bán thật sự. Hiện tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT cũng đã bắt đầu triển khai hoạt động xúc tiến trong môi trường trực tuyến nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Do vậy công ty cần có những đổi mới trong việc áp dụng những công cụ xúc tiến để đảm bảo chính sách xúc tiến thực sự có hiệu quả hơn.

Quảng cáo trực tuyến: Theo thống kê cho thấy 50% lượng khách hàng mà nhà

bán lẻ trực tuyến có được là nhờ quả cáo trực tuyến, do vậy hiệu quả quảng cáo trực tuyến là rất lớn. Công ty nên đặt logo hoặc banner quảng cáo trên website nổi tiếng hay những website có lượng khách truy cập lớn như Yahoo, Google, 24h.com.vn, Vnexpress, Vietnannet,.... đây là hình thức quảng cáo tốn khá nhiều chi phí nhưng hiệu quả đạt được là khá cao, mang tính tương tác trực tiếp. Ngoài ra công ty cũng có thể sử dụng hình thức quảng cáo qua thư điện tử hoặc có thể áp dụng hình thức quảng cáo không dây có thể giúp giảm chi phí. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi công ty phải xác

định rõ ràng được những khách hàng có nhu cầu với sản phẩm của công ty thì mới thực sự có hiệu quả.

E-marketing trực tiếp: Công ty có thể xây dựng các chương trình e-marketing

như marketing qua điện thoại hoặc gửi các cataloge qua bưu điện đến các khách hàng có thể là những khách hàng tiềm năng hoặc những khách hàng hiện hữu của công ty để giới thiệu về những sản phẩm mới của công ty nhằm tạo được sự quan tâm của khách hàng.

Quan hệ công chúng điện tử: Công ty nên chú trọng việc xây dựng nội dung

trên website của mình, luôn cập nhật, làm mới website; sử dụng các từ khóa có thể dễ dàng tìm kiếm trong website. Hơn thế nữa công ty cũng nên xây dựng cộng đồng điện tử thông qua việc xây dựng các chatroom, các nhóm thảo luận, các diễn đàn cho phép các khách hàng có thể đưa ra những nhận xét, những bình luận về sản phẩm từ đó công ty có thêm những thông tin để phục vụ khách hàng được tốt hơn, giúp tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w