Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội chè cà phê-ca cao Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 42)

5. Cà phê và chè

5.3.2Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội chè cà phê-ca cao Việt Nam

Năm 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã “bắt tay” nhau để thành lập câu lạc bộ nhằm nâng giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trên thế giới.

Những doanh nghiệp có lượng cà phê xuất khẩu từ 10.000 tấn/năm trở lên liên tục trong vòng 3 năm, sẽ được tham gia câu lạc bộ.

“Câu lạc bộ sẽ là nơi để doanh nghiệp trao đổi thông tin về diễn biến thị trường, sản lượng cà phê trong nước và thế giới, tiến độ xuất nhập khẩu và phương thức bán hàng, giá bán, mức độ trừ lùi; đồng thời thảo luận mức giá thu mua cà phê nguyên liệu trong nước, chất lượng cà phê nông dân bán ra cũng như xuất khẩu… để có những quyết định chính xác hơn”

Ông Ranjit Dasagupta –Tổng giám đốc Công ty TNHH chè Phú Bền (Phú Thọ) đưa ra giải pháp nhằm giải quyết thực trạng này là ở mỗi xã trồng chè nên thành lập “Hội những người trồng chè quy mô nhỏ” để tập hợp sản phẩm bán cho các nhà máy lớn. Như vậy mới tránh được tình trạng chè bị đấu trộn trước khi bán cho nhà máy và dễ dàng kiểm soát chất lượng. Với cách thức này thương lái thu mua trung gian sẽ bị loại trừ và người trồng chè sẽ được hưởng mức thu nhập công bằng cho sản phẩm của họ.

-mặc dù niên vụ cà phê 2008-2009, Việt Nam vẫn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu với sản lượng 1,1 triệu tấn, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới. Thực tế này xuất phát từ việc các doanh nghiệp trong nước chưa có sự phối hợp tốt. Theo ông Nam, từ những đánh giá thị trường không đúng, các doanh nghiệp ký hợp đồng ồ ạt, thậm chí có khi sản lượng cà phê trên hợp đồng cao hơn cả sản lượng cà phê thực tế. Thiệt hại từ những hoạt động kinh doanh này trong 8 tháng đầu năm ước tính lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Hiện nay, Cà phê Việt Nam đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Vì vậy, người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam.

Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao hàm lượng chế biến trong cà phê xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng đồng thời cũng là hình thức khuyếch trương cho thương hiệu cà phê của Việt Nam.

C. KẾT LUẬN

Qua bài phân tích và thu thập số liệu ở trên chúng ta đã phần nào hiểu và nắm rõ tình hình phát triển của 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và từ đó có thể hiểu về thị trường xuất khẩu của các mặt hàng này, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm căn cứ để đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường quốc tế.

Nhóm sinh viên thực hiện do trình độ có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 42)