Thực trạng thu mua và chế biến xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 37 - 38)

5. Cà phê và chè

5.1.3Thực trạng thu mua và chế biến xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam

Các nhà máy, cơ sở chế biến ùn ùn mọc lên, trong khi vùng chè nguyên liệu không đáp ứng nổi, dẫn tới tranh cướp nguyên liệu kéo dài. Thậm chí, chè bị hái non khi không đủ tiêu chuẩn. Tình trạng này đã kéo dài mà ngành chè vẫn bế tắc, chưa thoát ra được.

Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tại 20 tỉnh vùng chè tập trung của cả nước có 240 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng công suất trên 3.100 tấn búp tươi/ngày (600.000 tấn búp tươi/năm). Tuy nhiên, với sản lượng chè búp tươi như năm ngoái thì mới đáp ứng được 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp của các cơ sở chế biến công nghiệp.

Đó là chưa kể, hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công, bán công nghiệp cũng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộn ướp hương đóng gói chè

có quá nhiều nhà máy chế biến chè được cấp phép, dẫn đến tình trạng có những vùng nguyên liệu chỉ đủ cung cấp cho một nhà máy, nhưng có tới 7-8 nhà máy tranh mua nguyên liệu, gây lãng phí công sức tiền của nhân dân, đồng thời tạo ra nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Cả nước hiện có 690 nhà máy chế biến chè, chưa kể hàng vạn lò thủ công chế biến chè. Trong khi với diện tích trồng chè 131 nghìn ha, chúng ta chỉ cần khoảng 200 nhà máy chế biến. Các nhà máy thiếu nguyên liệu để sản xuất nên dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong thu mua, bất chấp phẩm cấp của sản phẩm, đó chính là nguyên nhân đưa đến chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến uy tín của chè Việt Nam.

-Theo Bộ NN-PTNT, tại các tỉnh vùng chè miền núi phía Bắc, sự phát triển quá nhiều cơ sở chế biến không cân đối với nguyên liệu gây nên tình trạng tranh chấp nguyên liệu khá gay gắt trong nhiều năm qua, đặc biệt ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang... Phú Thọ có 75 cơ sở chế biến. Song, riêng nhu cầu nguyên liệu tại chỗ của các Công ty chè Phú Bền, Phú Đa và của tư nhân đã lên tới 175.000 tấn chè búp tươi/năm. Trong khi đó, sản lượng chè búp năm 2005 mới đạt 63.700 tấn, chỉ đáp ứng được 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến trên địa bàn.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm cà phê (CAFECONTROL), chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ hạt

đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “vơ tuốt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%

Một phần của tài liệu vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 37 - 38)