5. Cà phê và chè
5.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam
5.2.1 Khó khăn
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu chè nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn do cả Liên minh châu âu (EU) và Nhật Bản đều sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Cụ thể, việc giám sát hàng hoá nhập khẩu ở EU sẽ bao gồm trên 200 sản phẩm, bắt đầu từ 1.9.2008, tăng so với chỉ 100 sản phẩm hiện nay. Ngoài ra, EU sẽ cấm bán 320 loại thuốc trừ sâu có các thành phần hoá chất trong khu vực đồng Euro, và chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm chè có dư lượng endosulfan dưới 0,01 mg/kg so với 30 mg/kg trước đây. Cùng với EU, từ tháng 5.2009, Nhật Bản cũng sẽ thực hiện Luật An toàn thực phẩm, đặt ra những quy định về dư lượng hoá chất với 144 mặt hàng, so với 83 mặt hàng hiện nay. Trong khi đó, tình trạng mất VSATTP trong chế biến chè nguyên liệu ở nước ta chưa được khắc phục. Đợt kiểm tra mới đây nhất tại Phú Thọ, vựa chè miền Bắc nước ta cho thấy, có tới 35/63 cơ sở sản xuất chè chưa có nhà xưởng chế biến đạt tiêu chuẩn, 15-20% số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ, liều lượng, chuẩn mực quy định. Tình trạng các nhà máy chế biến chè mini mọc lên khắp nơi, tranh mua, tranh bán nguyên liệu bất chấp phẩm cấp khiến công tác kiểm soát chất lượng càng khó khăn.
Người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quy định về tiêu chuẩn quốc tế, từ đó bị động, thậm chí để mất cơ hội bán sản phẩm đúng lúc với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị, nhất là hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá sản. Chất lượng cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về kích cỡ hạt, thành phần... ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép giá. Trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và chưa theo hướng sản xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất cũng như thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu, vì vậy, khi có thay đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại càng không thể hỗ trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn hàng.
Sự hội nhập làm gia tăng cơ hội giao thương cũng dẫn đến việc DN trong nước bị DN nước ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thương hiệu. Đã có một số nhãn hiệu cà phê Việt Nam bị chiếm dụng, thậm chí đã xảy ra khiếu kiện ở tòa án kinh tế. Hiệp hội Cà phê Việt Nam luôn kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cà phê Việt Nam. Hiệp hội đề nghị các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin, pháp lý kịp thời, lồng ghép với hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn về kỹ thuật và nghiệp vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hộ trồng cà phê cũng như DN chế biến - xuất khẩu cũng đề nghị Bộ Công thương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan bảo vệ pháp luật làm tốt công tác quản lý thị trường, nhất là bảo vệ DN trước vấn nạn chiếm dụng thương hiệu. Về phần mình, từng đơn vị cần đầu tư thỏa đáng đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, xây dựng và có biện pháp bảo vệ thương hiệu…
5.2.2 Thuận lợi
Điều kiện đất đai thích hợp nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các địa phương Vùng chè miền núi: Gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, giống chè được trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm 25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc.
Vùng chè trung du: gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái và một phần của Hoàng Liên Sơn (Yên Bái cũ). Là vùng sản xuất chè chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè xanh để tiêu dùng và xuất khẩu.
thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam và Trung du
Việt Nam có khi hậu nhiệt đới nên chè và cà phê có hương vị rất đặc biệt hấp dẫn được người uống
Cùng với những ưu thế sẵn có của chè và cà phê Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu 2 mặt hàng này. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới.