0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khó khăn, hạn chế xuất khẩu hạt điều

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU 6 MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 33 -35 )

2 tháng đầu năm 01 0 tháng đầu năm

4.2 Khó khăn, hạn chế xuất khẩu hạt điều

Thứ nhất,không chủ động nguyên liệu. Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu không những không ổn định mà còn sụt giảm. Diện tích trồng điều của cả nước lại có xu hướng “co” lại. Như so sánh số liệu của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhân điều 2008 của cả nước đạt 920 triệu USD với sản lượng 167.000 tấn điều nhân; năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 7,2% chỉ đạt 847 triệu USD, dù giá trị giảm nhưng sản lượng tăng lên thêm 7,1% với 177.000 tấn nhân điều. Theo đánh giá và thống kê của các nhà chuyên môn, trong niên vụ 2007-2008 cả nước có 421.498 ha cây điều, tổng sản lượng thu được 350.000 tấn điều thô; sang niên vụ 2008- 2009 diện tích trồng điều bị thu hẹp lại 2.000 ha, còn có 398.000 ha và sản lượng hạt cũng giảm đáng kể chỉ còn 293.000 tấn. Năm 2009, năng suất thu được chỉ còn 8,6 tạ/ha, trong khi ở năm 2005 còn đạt ở mức 10,6 tạ/ha

Hiện nay, sản lượng điều thô trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến trong nước. Năm 2009, Việt Nam đã phải nhập khẩu thêm 300.000 tấn điều thô. Trong năm 2010 này, lượng nguyên liệu ngành điều nhập khẩu phải hơn năm 2009, để hướng đến kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

Thứ hai, Chế biến - xuất khẩu hạt điều: Phát triển thiếu bền vững. Theo báo cáo của sở NNPTNT các địa phương, diện tích trồng điều niên vụ 2007-2008 là 421.498 ha; trong đó, diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha. So với niên vụ 2006-2007, diện tích cây điều đã giảm 15.502 ha. Năm 2007 và 2008, diện tích trồng điều giảm 17.046 ha, nhưng điều tra thực tế, diện tích điều giảm ít nhất phải gấp hơn 2 lần so với số thống kê. Giảm nhiều nhất là ở các tỉnh: Khánh Hoà (4.100 ha), Bình Định (3.000 ha), Đắc Lắc (2.900 ha)... Sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng. Thí dụ: Năm 2006, sản lượng 340.000 tấn, năm 2007 là 400.000 tấn, nhưng năm 2008 giảm còn 350.000 tấn.

Năng suất điều lại tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân trồng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật. Năng suất năm 2005 đạt 1,06 tấn/ha, năm 2006 giảm còn 0,9 tấn/ha, năm 2007: 1,03 tấn/ha và năm 2008 là 1,10 tấn/ha.

Trong lúc đó, tổ chức chế biến lại hết sức manh mún và tự phát. Năng suất lao động được cải thiện, nhưng còn thấp; sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Ước tính cả nước có trên 200 DN chế biến hạt điều, nhưng mới chỉ có... 20 DN đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Toàn quốc có 203 DN tham gia XK điều, nhưng các DN XK có quy mô, kim ngạch XK từ 5 triệu USD trở lên, chỉ có 38 DN. Nhiều DN tổ chức XK không có nhà máy chế biến, khi thuận lợi tham gia, khi khó khăn thì bỏ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU 6 MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 33 -35 )

×