vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
* Thiệt hại thực tế, trực tiếp gồm:
- Hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng
- Chi phí đã được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ khuyết tật của hàng hóa.
- Khoản tiền mà bên bị vi phạm phải đền bù cho đối tác do không thực hiện nghĩa vụ.
Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi đáng lẽ bên bị thiệt hại được thụ hưởng trong điều kiện bình thường nếu bên kia thực hiện đúng nghĩa vụcủa mình.
13/02/14 Bài giảng Luật Kinh doanh - ThS Hoàng Thu Thủy 217
3- Bồi thường thiệt hại (Điều 303, 307 LTM)* Nghĩa vụchứng minh tổn thất (điều 304 LTM 2005) * Nghĩa vụchứng minh tổn thất (điều 304 LTM 2005)
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
* Nghĩa vụhạn chếtổn thất (điều 305 LTM 2005)
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý đểhạn chếtổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trịbồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽcó thểhạn chế được.
* Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (điều 307 LTM 2005)
Trường hợp các bên của hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bịvi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại
* Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế
tài khác (điều 316 LTM 2005)
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
13/02/14 Bài giảng Luật Kinh doanh - ThS Hoàng Thu Thủy 219
6.3- Các biện pháp chế tài và các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm trách nhiệm
4-Tạm ngừng, đình chỉvà hủy bỏ HĐ (Đ308-315 LTM)
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì HĐvẫn còn hiệu lực.
- Đình chỉ thực hiện HĐ: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo HĐ. Khi HĐ bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
- Huỷbỏ hợp đồng: là sự kiện pháp lý mà hậu quảcủa nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
trách nhiệm 4- Tạm ngừng, đình chỉvà hủy bỏ HĐ (Đ308, 310 LTM) Huỷbỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Hủy bỏtoàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏhoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp
đồng. Khi một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bị
huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ
thời điểm giao kết.
13/02/14 Bài giảng Luật Kinh doanh - ThS Hoàng Thu Thủy 221
6.3- Các biện pháp chế tài và các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm trách nhiệm
6.3.2- Các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm
Bên vi phạm được miễn trách nhiệm trong những trường hợp sau đây (Điều 294 LTM2005):
- Xảy ra trường hợp miễn trách mà các bên đã thỏa thuận. - Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- H.vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Bất khả kháng là trường hợp sảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (điều 161.1 BLDS)
Sự kiện bất khả kháng thường có đặc điểm:
- Mang tính khách quan ngoài ý muốn của các bên tham
gia HĐ, nó phát sinh, tồn tại và chấm dứt một cách độc lập
đối với ý chí của các bên tham gia HĐ.
- Không thể lường trước được và hiện tượng này phải sảy ra sau khi ký kết HĐ.
- Không thể khắc phục được.
- Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm HĐ
13/02/14 Bài giảng Luật Kinh doanh - ThS Hoàng Thu Thủy 223
6.4. Hợp đồng vô hiệu và cách xửlý HĐvô hiệu
6.4.1- Khái niệm: Hợp đồng bịcoi là vô hiệu là các trường hợp hợp đồng được xem như không có hiệu lực áp dụng hợp hợp đồng được xem như không có hiệu lực áp dụng cho các bên ký kết. Việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền.
6.4.2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Khi toàn bộ hợp đồng không có giá trị thực hiện trong các toàn bộ hợp đồng không có giá trị thực hiện trong các
trường hợp sau:
- Khi nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005)
- Khi nội dung giao dịch do giảtạo (Điều 129 BLDS 2005) - Khi giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 BLDS 2005)
6.4.2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
- Khi giao dịch do bịnhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2005) - Khi giao dịch do bịlừa dối, đe dọa (Đ.132 BLDS 2005) - Khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005)
- Khi giao dịch không tuân thủ qui định về hình thức (Điều 134 BLDS 2005)
- Khi có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 411 BLDS 2005)
* Vô hiệu từng phần: Khi một phần của giao dịch vô hiệu
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng. (điều 135 BLDS 2005)
13/02/14 Bài giảng Luật Kinh doanh - ThS Hoàng Thu Thủy 225
6.4- Hợp đồng vô hiệu và cách xử lý HĐ vô hiệu
6.4.3- Xử lý hợp đồng vô hiệu
- Giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm