Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 441 câu hỏi môn Lịch sử (Phần LSTG cận hiện đại) (Trang 45 - 48)

trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)

Câu 411. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.

Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

Câu 412. Sự ra đời của “Kế hoạch phục hưng châu Âu Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa ?

Câu 413. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ?

Câu 414. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX).

(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)

Câu 415. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” ? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.

Câu 416. So sánh Liên minh phòng thủ Vácsava và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về : sự thành lập, mục tiêu, tính chất, vai trò – tác dụng và nêu nhận xét.

Câu 417. Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh” ? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào ?

Câu 418. Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

Câu 419. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại...”

Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong

cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1998)

Câu 420. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

Câu 421. Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Xu thế và đặc điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

Câu 422. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì ?

Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh (chị) hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

Câu 423. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

37. CÁCH MẠNGKHOA HỌC – KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ

XU THẾ TOÀNCẦU HOÁ NỬA CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, được khởi đầu từ nước Mĩ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại những thành tựu kì diệu và những thay đổi lớn lao trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy,

Câu 424. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì ? Cho biết những nét chính về thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế ?

Câu 425. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

Câu 426. Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)

Câu 427. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn. Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ?

Câu 428. Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay.

Câu 429. Cho biết luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học – kỹ thuật để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần phát triển khoa học – kỹ thuật nước nhà ?

Câu 430. Vào những năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá ? Liên hệ đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, là một công dân tương lai anh (chị) sẽ làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay?

Câu 431. Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói : toàn cầu hóa vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)

38. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Câu 432. Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào ? Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

Câu 433. Nêu tóm tắt bước chuyển biến mới của Cách mạng thế giới từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 434. Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2000)

Câu 435. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945, theo mẫu sau :

Niên đại Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa

Câu 436. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, theo mẫu sau :

Niên đại Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa

Câu 437. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế – chính trị nào được thành lập ? (đã được nêu trong SGK Lịch Sử lớp 12) Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

Câu 438. So sánh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU), rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai tổ chức này ?

Câu 439. Lập bảng kê các liên minh kinh tế, chính trị: SEV, ASEAN và EEC theo các nội dung sau :

Nội dung SEV ASEAN EEC

Bối cảnh lịch sử Quá trình thành lập Mục tiêu

Vai trò, tác dụng

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

Câu 440. Lập bảng thống kê về mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian Phương thức giải quyết Nội dung chính

của mối quan hệ

Kết cục của mối quan hệ

Câu 441. Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập ?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

Một phần của tài liệu Tuyển tập 441 câu hỏi môn Lịch sử (Phần LSTG cận hiện đại) (Trang 45 - 48)